Giải pháp về tổ chức điều hành

Một phần của tài liệu Trung gian tài chính (Trang 72 - 80)

III/ Đánh giá về công tác thẩm định tài chính trong cho vay trung và

3. Giải pháp về tổ chức điều hành

Việc tổ chức, phân công hợp lí có khoa học trong hoạt động tác nghiệp trong quá trình thẩm định tài chính dự án đầu tư sẽ tránh được sự chồng chéo không cần thiết, giảm những hạn chế và phát huy những mặt tích cực của cán bộ thẩm định cũng như cả tập thể, giảm chi phí hoạt động cũng như rút ngắn thời gian thẩm định. Vì vậy Sở Giao Dịch cần:

+Tiếp tục thực hiện nghiêm túc phân quyền phán quyết và thẩm định như văn bản quy định hiện hành của NHNo (đã đề cập ở phần II). Đồng thời nghiên cứu để góp ý điều chỉnh mức phán quyết sao cho phù hợp với tình hình củaSGD, từng loại đối tượng khách hàng, từng loại hoạt động sản xuất kinh doanh để nâng cao tính cạnh tranh.

+Tổ chức thẩm định cần phải sắp xếp theo hướng ngày càng tinh giảm gọn nhẹ nhưng phải lành mạnh, không dàn trải, tập trung vào nâng cao chất lượng và đảm bảo về số lượng để đạt được những mục tiêu kế hoạch đề ra.

+Trong việc phân công công việc, cần phải căn cứ vào khả năng, năng lực của mỗi cán bộ để phát huy trình độ, kinh nghiệm, thế mạnh của mỗi cán bộ trong hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư.

+Sở cần tổ chức các cuộc hội thảo, tổ chức báo cáo tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về thực tiễn hoạt động thẩm định dự án nói chung và thẩm định dự án trung dài hạn nói riêng. Bên cạnh đó ban lãnh đạo cần sắp xếp tổ chức các buổi giao lưu liên đơn vị để tạo điều kiện cho các cán bộ của Sở Giao Dịch gặp gỡ tiếp xúc với các cán bộ của chi nhánh khác, của ngân hàng khác để học hỏi kinh nghiệm của đơn vị bạn.

4.Giải pháp về trang thiết bị kĩ thuật và thông tin:

*Về trang thiết bị

Trình độ công nghệ ngân hàng và công nghệ thẩm định trong khuvựcvà trên thế giới đã cực kì phát triển, phải nói là vượt trội so với Việt Nam. Chính vì vậy với mục tiêu hội nhập được với khu vực và các nước trên Thế giới, cũng như việc nâng cao thẩm định dự án trung dài hạn tương xứng với yêu cầu hiện nay thì trang thiết bị kĩ thuật hiện đại phải được Sở Giao Dịch chú trọng trang bị và đổi mới.

Sở Giao Dịch có chiến lược đầu tư, đổi mới hệ thống trang thiết bị, sử dụng các chương trình phần mềm hiệu quả trong quản lí và thẩm định dự án sẽ làm tăng khả năng xử lí các thông số đầu vào và đầu ra của dự án, làm giảm việc xử lí số liệu bằng tay, ứng dụng các phần mềm vi tính hiện đại sẽ làm tăng khả năng phân tích, đánh giá dự án trên cơ sở đó ra quyết định hợp lí:

Hiện nay Sở Giao Dịch đã tham gia hệ thống nối mạng của NHNo song vẫn chưa có mạng máy tính liên kết giữa bộ phận tín dụng của các chi nhánh với nhau. Do đó, trang thiết bị máy tính và các bộ phận liên lạc qua mạng sẽ làm cho việc chỉ đạo của cấp ra quyết định cũng như việc sử dụng thông tin phụ trợ kịp thời hơn, nâng cao hiệu quả công tác thẩm định và tái thẩm định tài chính dự án đầu tư.

 Về thông tin

Thông tin không những có ảnh hưởng đến hiệu quả thẩm định tài chính dự án đầu tư mà nó còn là một thứ vũ khí được sử dụng để cạnh tranh giữa các ngân hàng. Việc ảnh hưởng của thông tin đến hiệu quả thẩm định tài chính dự án đầu tư nói riêng được thể hiện trên hai mặt: lượng thông tin và chất thông tin. Nếu lượng thông tin cho thẩm định không đủ thì kết luận rút ra không phản ánh được đầy đủ các biến động còn nếu chất lượng thông tin

không cao thì các kết luận rút ra sẽ không chính xác. Các biện pháp để nâng cao chất và lượng của thông tin cần bao gồm:

 Hoàn hiện hệ thống cung cấp thông tin, báo cáo nội bộ, để thông tin thông suốt và đầy đủ, không phiến diện. Từ đó làm cơ sở cung cấp thông tin cho hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư được nhanh chóng và thuận tiện.

 Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thu thập và xử lí thông tin về kinh tế, thị trường và khách hàng nhằm có thể dự báo kịp thời những rủi ro có thể xảy ra, nắm bắt kịp thời về tình hình biến động cung cầu, về vốn cho từng thời kì để có các biện pháp điều chỉnh lãi suất cho vay phù hợp.

 Sở Giao Dịch cần có quy định về việc cung cấp thông tin từ các dự án đã hoạt động, đang hoạt động, xử lí khối lượng thông tin đó là đã tạo cho Sở Giao Dịch một cơ sở dữ liệu thông tin khổng lồ vì đối tượng khách hàng của Sở Giao Dịch rất đa dạng, ở mọi thành phần kinh tế, mọi loại hình doanh nghiệp. đó là cơ sở tham khảo hữu ích cho hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư.

 Đối với nguồn thông tin do doanh nghiệp cung cấp bao gồm các hồ sơ tài liệu, báo cáo tài chính, LCKTKT... thì Sở Giao Dịch yêu cầu doanh nghiệp cung cấp đầy đủ. Đồng thời khi có những nghi ngờ hoặc có những giả định mới về một yếu tố nào đó thì Sở Giao Dịch cần yêu cầu doanh nghiệp cung cấp bổ sung thông tin hoặc giải trình kịp thời. Sở Giao Dịch cũng cần có các biện pháp nghiệp vụ kiểm tra tính chính xác của số liệu cung cấp bằng các phép tính toán đơn giản hơn vì không phải lúc nào cũng chính xác và hợp lí. Để nâng cao hơn nữa chất lượng thông tin Sở có thể:

-Với những tài liệu có nghi ngờ cần đối chiếu hoặc đòi hỏi được giải trình bởi những cơ quan chịu trách nhiệm cung cấp.

-Trước khi doanh nghiệp đề nghị xin vay, Sở Giao Dịch có thể yêu cầu LCKTKT phải được lập bởi một cơ quan tư vấn, hoặc chuyên môn về đầu tư mà uy tín đã được khẳng định hoặc được sở tin tưởng.

-Các báo cáo tài chính cần phải được cập nhật và có sự chứng nhận của công ty kiểm toán

 Đối với thông tin do Sở Giao Dịch thu thập có thể bao gồm: -Thông tin về thị trường: cán bộ thẩm định cần phải tham khảo các sách báo, tạp chí nghiên cứu thị trường, tài liệu chuyên ngành, thông tin từ Tổng cục thống kê hoặc mua thông tin của các cơ quan nghiên cứu thị trường (nếu có). Bên cạnh đó cán bộ thẩm định có thể trực tiếp tiến hành khảo sát và điều tra những vấn đề mà bản thân quan tâm.

-Thông tin về tổ chức quản lí và tổ chức sản xuất: thông qua quá trình giao dịch tiếp xúc cán bộ thẩm định có thể tìm hiểu một số mặt trong nội bộ

doanh nghiệp như trình độ, năng lực và khả năng giao tiếp của cán bộ quản lí và lãnh đạo doanh nghiệp, cách thức bố trí sản xuất và quản lí, tinh thần lao động của cán bộ công nhân viên và những vấn đề đáng chú ý khác.

-Thông tin về công nghệ, thiết bị: đây là một phần công việc khó vì cán bộ thẩm định thường không nắm bắt được kiến thức chuyên môn về phần này, nó đòi hỏi phải có sự cộng tác với các chuyên viên kĩ thuật.

5.Tăng cường mối quan hệ với khách hàng và các cơ quan chuyên môn liên quan:

Quan hệ tốt với khách hàng là một vấn đề quan trọng tạo thuận lợi cho Sở Giao Dịch ở nhiều mặt hoạt động khác nhau chứ không riêng thẩm định cho vay. Sở Giao Dịch cần không ngừng tăng cường mở rộng quan hệ với khách hàng và thu hút họ qua các chính sách tiếp thị, dịch vụ mà Sở Giao Dịch cung cấp, tạo dựng uy tín của Sở Giao Dịch trên thị trường. Bên cạnh đó Sở Giao Dịch cũng cần tiến hành nắm vững tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp giúp cho Sở Giao Dịch có được thông tin quan trọng để tăng cường hiệu quả cho vay, đảm bảo an toàn khoản vay, cùng nhau giải quyết khó khăn phát sinh nhằm duy trì tốt mối quan hệ lâu dài giữa khách hàng với Sở. Tiến hành phân loại doanh nghiệp để làm căn cứ cho vay cũng là một việc cần thiết, đảm bảo an toàn trongkinh doanh.

Thiết lập và phát triển quan hệ với Bộ Khoa học công nghệ và môi trường sẽ giúp cho Sở Giao Dịch có thêm được cố vấn về vấn đề thẩm định tính khả thi về khoa học công nghệ, máy móc thiết bị...về mặt tài chính, chi phí cho việc thẩm định thực hiện bởi Bộ hoặc Sở KHCN&MT rất lớn chiếm từ 2- 4% giá trị TSCĐ và CN sử dụng trong khi ai là người chịu chi phí này vẫn còn là vấn đề tranh cãi. Việc có mối quan hệ tốt và thường xuyên với cơ quan này sẽ giúp cho Sở Giao Dịch giải quyết được những khó khăn trước mắt cho đến khi có bộ phận chuyên môn về thẩm định kĩ thuật nhằm nâng cao tính khả thi của dự án và hiệu quả công tác thẩm định tại Sở Giao Dịch.

Bên cạnh đó Sở Giao Dịch cũng cần mở rộng quan hệ với các cơ quan tư vấn thẩm định, các cơ quan nghiên cứu kĩ thuật khác, các cơ quan nghiên cứu thị trường, các cơ quan chính quyền địa phương... việc này sẽ tạo thuận lợi cho công tác thẩm định của Sở Giao Dịch NHNoVN.

III.Một số kiến nghị nhằm hỗ trợ nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong cho vay trung dài hạn tại Sở Giao Dịch NHNoVN

Thẩm định tài chính dự án đầu tư là một khía cạnh trong thẩm định dự án, song phạm vi của nó bao hàm tất cả các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của nền kinh tế, nó đánh giá hiệu quả tài chính của các dự án thuộc tất cả các ngành. Chính vì vậy muốn nâng cao chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư của Sở Giao Dịch cần phải được sự phối hợp hỗ trợ đồng bộ từ

chính sách cũng như hoạt động của các bộ ngành liên quan trong nền kinh tế của nước ta hiện nay.

+Đề nghị Ngân hàng Nhà nước hoàn thiện Trung tâm tín dụng trung ương nhằm hỗ trợ, cung cấp thôngtin cho hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng thương mại có hiệu quả hơn, trợ giúp kĩ thuật thẩm định cho ngân hàng. Hàng năm Ngân hàng Nhà nước cần tổ chức hội nghị kinh nghiệm toàn ngành để tăng cường sự hiểu biết và hợp tác giữa các ngân hàng thương mại trong công tác thẩm định dự án nói riêng và hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung.

+Đề nghị các bộ, ngành cần hệ thống hoá các thôngtin liên quan đến lĩnh vực của Bộ, ngành quản lí. Hàng năm nên có báo cáo tổng kết công khai tình hình hoạt động và phát triển, đưa ra những chỉ số chung phản ánh tốc độ tăng trưởng, và các chỉ số liên quan của ngành thông qua các tài liệu chuyên ngành hay trung tâm lưu trữ thông tin của ngành.

+Đề nghị chính phủ, bộ, ngành cùng phối hợp để xây dựng các định mức, các thông số kinh tế của ngành, các lĩnh vực kinh doanh để làm cơ sở cho việc so sánh hiệu quả của dự án được sát thực hơn, cụ thể như: tỉ lệ lãi suất của cả nền kinh tế, giá cơ sở của các mặt hàng chủ lực, các định mức tiêu hao nguyên vật liệu...

+Đề nghị các Bộ ngành cần phối hợp chặt chẽ trongviệc thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư. Đề nghị chính phủ nên có văn bản quy định rõ trách nhiệm của các bên đối với kết quả thẩm định. Đặc biệt, trong cơ chế tín dụng kế hoạch cần để ngân hàng cấp vốn tín dụng kế hoạch tham gia ngay từ đầu tiến hành thẩm định tài chính dự án đầu tư, để đảm bảo vốn hoạt động của ngân hàng cũng như bảo đảm tính hiệu quả vốn đầu tư của nhà nước, đồng thời giảm bớt việc kéo dài thời gian ra quyết định đối với các dự án vay vốn tín dụng (vì thuộc đối tượng quản lí của nhiều Bộ ngành liên quan).

+Đề nghị Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ tài chính ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể trong việc quản lí đầu tư xây dựng cơ bản cũng như quản lí tài chính.

+Ngân hàng Nhà nước cần hệ thống hoá các tiêu thức cơ bản về thẩm định dự án, cung cấp các tài liệu và thông tin cho công tác thẩm định, mở rộng phạm vi tín dụng trên thị trường nhằm cung cấp các thông tin theo yêu cầu của các tổ chức tín dụng về các doanh nghiệp giúp cho cán bộ thẩm định có nhận định đúng đắn và cơ sở thẩm định trước khi cấp tín dụng cho doanh nghiệp.

+Đề nghị các Bộ ngành, các địa phương phối hợp chặt chẽ hơn trong việc trao đổi và cung cấp các thông tin, cần thiết lập và phát triển một mạng thông tin trong toàn quốc với sự tham gia rộng rãi của các cơ quan trong việc

đổi mới hệ thống cung cấp thông tin phục vụ cho hoạt động đầu tư và công tác thẩm định.

Kết luận

Qua nghiên cứu nội dung đề tài ta đã thấy được tầm quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả của một dự án đầu tư, từ đó giúp cho các ngân hàng thương mại đánh giá đúng về dự án và đưa ra những quyết định cho vay đúng đắn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Tuy nhiên trên thực tế, chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư ở các ngân hàng thương mại Việt Nam trongđó có Sở Giao Dịch NHNoVN trong thời gian qua là chưa thực sự hiệu quả. để có thể nâng cao được chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư là một điều không dễ dàng đòi hỏi phải có sự hỗ trợ lẫn nhau từ nhiều phía: Ngân hàng, đơn vị xin vay, các Bộ ngành liên quan...

“Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định

trong cho vay trung dài hạn tại Sở Giao Dịch NHNoVN”. Do thời gian có

hạn, việc sưu tầm tài liệu, kiến thức bản thân còn hạn chế vì vậy, chuyên đề chắc chắn còn nhiều thiếu sót, chỉ dừng lại ở mức độ tham khảo. Em mong thầy cô xem xét giúp đỡ em hoàn thiện tốt đề tài này.

Em xin chân thành cảm ơn thầy Đàm Văn Huệ, các cô chú công tác tại Sở Giao Dịch NHNoVN đã tận tình giúp đỡ em.

MỤC LỤC

Lời mở đầu ... 1

Phần I ... 2

những vấn đề chung về thẩm định... 2

tài chínH của nhtm ... 2

I. đầu tư và thẩm định dự án đầu tư. ... 2

1.Hoạt động đầu tư. ... 2

2. Dự án đầu tư. ... 2

3. Các đặc trưng cơ bản của hoạt động đầu tư: ... 3

3.1. Là hoạt động bỏ vốn nên Quyết định đầu tư thường và trước hết là Quyết định tài chính. ... 3

3.2. Là hoạt động diễn ra trong khoảng thời gian dài. ... 3

3.3. Là hoạt động luôn cần sự cân nhắc giữa lợi ích trước mắt và lợi ích trong tương lai. ... 3

3.4. Hoạt động đầu tư là hoạt động mang nặng rủi ro. ... 3

4. Thẩm định dự án đầu tư và ý nghĩa của nó. ... 4

II. Phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư và các yếu tố ảnh hưởng. ... 8

1.Phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư. ... 8

1.1.Các bước thực hiện thẩm định tài chính dự án đầu tư. ... 8

Thành phần vốn gồm có vốn cố định và vốn lưu động : ... 8

1.2.Các phương pháp sử dụng khi thẩm định dự án đầu tư: ... 10

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư : ... 21

2.1. Các tiêu chuẩn thẩm định : ... 21

2.2. Nhân tố con người : ... 26

2.3. Một số nhân tố cơ bản khác : ... 26

III. Thẩm định tài chính dự án đầu tư trong các ngân hàng thương mại : ... 28

1. Sự cần thiết thẩm định tài chính dự án đầu tư của ngân hàng thương mại : ... 28

Phần ii. ... 31

Thực trạng công tác thẩm định tài chính trong cho vay trung – dài hạn tại .... 31

Sở giao dịch - nhho Việt nam. ... 31

i. Giới thiệu chung về NH Nông nghiệp và PTNT VN ... 31

1.Cơ cấu tổ chức bộ máy của SGD-NHNo ... 32

1.3. Phòng Thanh toán quốc tế (TTQT): ... 33

1.4. Phòng SWIFT: ... 33

1.5.Phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ: ... 33

Một phần của tài liệu Trung gian tài chính (Trang 72 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)