32 CHUYỂN THÂN ĐĂNG CƯỚC :

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về Thái Cực Quyền (Trang 40 - 41)

B- HỮU LÂU TẤT ẢO BỘ

32 CHUYỂN THÂN ĐĂNG CƯỚC :

(Đạp tới bằng lòng bàn chân)

Động tác 1 :

Co chân trái lại gần chân phải, song chưởng thu về giao thoa trước ngực như (h. 131). Đoạn hông tiếp tục xoay 180 độ qua hướng trái về chánh Tây, hai cánh tay xoay theo hông tự nhiên, chưởng phải co để trên, chưởng trái dưới vẫn giao thoa. Mắt nhìn thẳng hướng Tây, mắt thần quán đều hai chưởng (h. 132)

Động tác 2 :

Song chưởng trước sau phân ra (gạt ra), chân trái đạp tới, co bàn chân lên cho mặt phẳng bàn chân thẳng đứng. Mắt nhìn thẳng tới hướng Tây ; mắt thần quán tới chưởng trái, trước. (h. 133)

YẾU LÝ :

Giống yếu lý của Hữu-phân-cước : thân thẳng, đùi thẳng… lúc xoay sức nặng chỉ ở trên một chân, chân kia co lên không chạm đất. Muốn vững bộ không nghiêng ngửa lúc xoay khóa căn (xương hông) phải nội thu. Đạp bằng tới nhưng sức mạnh chú trọng ở gót chân, gọi là điểm lực ở gót chân,

Co gối lên trước khi đá ra. Phân cước thì đá bằng mũi bàn chân ; đăng cước thì đá bằng gót chân. DƯƠNG-TRỪNG-PHỦ lúc trung niên đá mạnh có tiếng gió, nhưng khi về già đá chậm từ từ. Ngày nay, đối với học giả thì tùy tuổi tác mà học luyện cho đặng thích nghi tâm ý.

Nhưng tốt hơn hết học giả nên tự luyện láy thành hai hay ba độ luyện. Luyện chậm như rùa bò ; luyện đều đều mau mau như nước chảy gió bay. Khi thành thuộc dù chậm dù mau mà được đều đều, thức thức tuôn ra như kéo tơ thì lúc đó tùy nghi gia tăng sức lực ;

có thể đá vùn vụt, quơ chưởng ào ào. Biết hư thế thì học không thể không giỏi. Nhược bằng thì học 10 năm hay già đời cũng vô dụng.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về Thái Cực Quyền (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)