30 CAO THÁM MÃ :

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về Thái Cực Quyền (Trang 38 - 39)

B- HỮU LÂU TẤT ẢO BỘ

30 CAO THÁM MÃ :

(Cao : trên cao, thượng ; Thám : dò xét, thử ; Mã : ngựa = Ý đo xét bề cao

của lưng ngựa ; một tay nắm cương kéo lại mật tay đưa lên sờ yên. Động tác này giống như người cỡi xe gắn máy, một tay cầm tay lái, một tay đặt lên yên xe. Có người hiểu là đứng tấn cao : không đúng lắm).

Động tác 1 :

Trọng tâm thân chuyển tới đùi sau (phải), kéo theo bàn chân trước đồng thời, điếu thủ phải biến thành chưởng, co chỏ bằng ngang về hướng Đông, chưởng tâm úp xuống đất, chưởng trái hạ bằng cổ tay xuống. Hông xoay qua hướng trái đồng lúc điêu chưởng. Mắt nhìn bằng tới hướng Đông, nhãn thần cố cập chưởng trái. (h. 116)

Động tác 2 :

Co chân trái lên khỏi đất, mũi bàn chân vẫn hướng tới trươc, hông tiếp tục xoay qua hướng trái, tay trái ngoại triền thành chưởng tâm trái ngửa, chỏ trầm, dồng thơ chưởng phải xuyên vòng lên hướng vai trái, chưởng úp xuống, rồi từ bên trái Thám tới hướng Đông (rờ ra) thẳng tay nhưng hơi cong ở chỏ. Chưởng trái tiếp tục thu về (ngoại triền tiếp), thân trên đứng thẳng dậy, mũi bàn chân trái chạm đất, chân phải đứng thẳng. Mắt vẫn nhìn bằng tới hướng Đông, chưởng thần quán tới hướng Chưởng phải. (h. 117-118)

YẾU LÝ :

Khi rút chân trái về thì sức tụ hoàn toàn trên chân phải. Khi kéo chân trái từ từ về phải dùng khóa căn (xương hông) từ từ xoay vào dẫn động để chân trái nhấc lên (giống như xương hông là trục mà chân là căm xe). Chân trái về càng gân chân phải thì chân phải càng đứng thẳng cao lên cho đến khi mũi bàn chân trái chạm

đất, tức chân phải đứng thẳng dậy rồi. Kéo chân vào rồi từ từ đứng dậy tưởng là kéo thân cho cao thêm lên (dài ra); khí trầm đan điền.

Chưởng thám tới bằng, úp va mũi bàn tay không được chỉ thẳng tới hướng Đông, mà phải chỉ về hướng Bắc. Ngoài ra, trầm chỏ, vai xệ, thân thẳng là căn bản phải luôn

luôn giữ đúng tưởng cũng chẳng cần nhắc lại nhiều lần cho thêm rườm. Nói rằng thám

nhưng kỳ thực thì thăm thủ đối phương, tức đọ tay đối phương cho biết Nội-lực cùng sự biến hóa của đối thủ trong cuộc so tài. Người học võ lâu khi thám tay địch thì biết được sức hắn tới đâu rồi. Bởi thế ngày xưa có những Võ-sư mới so tay với nhau đã có vị xá dài xin nhượng là kém mà chẳng đấu quyền nào. Ngày nay hậu học mới biết cũng còn sớm hơn nhiều người.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về Thái Cực Quyền (Trang 38 - 39)