Tìnhhình hoạtđộng của Quỹ tín dụng Mỹ Hòa giai đoạn 2007 – 2009

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động huy dộng vốn và cho vay ngắn hạn tại quỹ tín dụng mỹ hòa (Trang 35 - 37)

Trong 3 năm qua, hoạt động kinh doanh của QTD Mỹ Hòa đã liên tục phát triển về quy mô, vốn điều lệ, mạng lưới, tổ chức, hoạt động đảm bảo an toàn, kết quả kinh doanh luôn có lãi ngay cả khi nền kinh tế trong tình trạng lạm phát cao và khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên đã tạo được lòng tin cho người dân vay vốn trên địa bàn. Kết quả hoạt động kinh doanh của QTD Mỹ Hòa được thể hiện tóm tắt trên bảng số liệu sau:

Bảng 3.1: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh tại QTD

ĐVT: Triệu đồng Tiêu chí Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch 2008 / 2007 2009/ 2008 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tổng thu nhập 17.064 29.548 33.680 12.484 73,16 4.132 13,98 Tổng chi phí 14.246 28.045 32.108 13.799 96,86 4.063 14,49

Lợi nhuận trước thuế 2.818 1.503 1.572 -1.315 - 46,66 69 6,55

Thuế 789 421 314 - - - -

Lợi nhuận sau thuế 2.029 1.082 1.258 -947 -46,67 176 16,23

Biểu đồ 3.1: Kế t quả hoạt động kinh doanh 0 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 30,000 35,000 40,000 2007 2008 2009 Năm Triệu đồng Thu nhập Chi phí LNST - Tổng thu nhập:

Tổng thu nhập QTD qua 3 năm từ 2007 đến 2009 tăng từ 17.064 lên 33.680 triệu đồng. Trong đó tăng mạnh nhất là vào giao đoạn 2007 – 2008 số tiền tăng là 12.484 triệu đồng, tương đương với tỉ lệ 73,16 %. Nguyên nhân làm cho giai đoạn này tăng mạnh là do vào năm 2008 giá lúa gạo tăng mạnh nên người nông dân trả tiền trước hạn các khoản vay từ năm 2007 còn những người buôn lúa cũng hưởng lợi từ nông dân nên tất cả những khoản vay vào năm 2008 đều được trả từ sớm đến đúng hạn.

Đến năm 2009 thì tổng thu nhập tăng nhẹ so với năm 2008 số tiền là 4.132 triệu đồng, tương đương với tỉ lệ 13,98 %. Nguyên nhân do vào khoảng giữa năm 2008 nền kinh tế nước ta bị lạm phát cao. Về phía chính phủ thì đưa ra chính sách thắt chặt tiền tệ nên làm lãi suất cho vay và huy động đều tăng cao. Về người dân thì tâm lý khi thấy giá cả hàng hóa và lãi suất đều tăng nên họ rất e dè trong việc vay vốn. Chính điều này đã làm cho tổng thu nhập của giai đoạn năm 2008 – 2009 giảm đáng kể so với giai đoạn 2007 – 2008.

- Tổng chi phí

Cùng với sự tăng lên của thu nhập thì chi phí cũng tăng đáng kể, tăng hơn 2 lần từ năm 2007 – 2009. Bên cạnh sự tăng mạnh của thu nhập vào giai đoạn 2007 – 2008 thì chi phí vào giai đọan này cũng tăng mạnh số tiền 13.799 triệu đồng tăng 96,86 %. Do năm 2008 lạm phát tăng mạnh nên làm cho tất cả các chi phí tăng theo, đặc biệt là chi phí huy động vốn. Vì không muốn đồng tiền mất giá nên người thì giữ giá trị tiền tệ bằng cách mua vàng, người thì gởi tiền vào các tổ chức tín dụng và một phần do sự cạnh tranh lãi suất để giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới nên làm cho chi phí huy động vốn tăng mạnh.

Đến năm 2009 lạm phát đã được chính phủ đưa ra nhiều biện pháp kiềm chế nên đa phần các chi phí đã được giảm đáng kể nhưng chi phí vẫn tăng nhẹ so với năm 2008 số tiền 4.063 triệu đồng tăng khoảng 14,49 %. Vì ngoài sự tăng trưởng của huy động vốn làm chi phí tăng thì vào năm 2009 giá xăng dầu tăng mạnh đáng kể từ trước tới nay làm chi phí đi lại

trong QTD tăng.

Dù chi phí tăng nhưng QTD vẫn đảm bảo được lợi nhuận qua các năm. Chứng tỏ sự hoạt động của QTD có hiệu quả và QTD vẫn không ngừng nổ lực phát huy nguồn vốn huy động và mở rộng quy mô hoạt động của mình nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu khách hàng.

- Lợi nhuận

Nhìn chung lợi nhuận trước thuế và sau thuế của QTD giảm trong giai đoạn 2007 – 2009. Năm 2008, LNTT giảm 1.315 triệu đồng, tỷ lệ giảm là 46,66% so với năm 2007 nên kéo theo LNST cũng giảm với tỷ lệ tương ứng khoảng 46,47 % và số tiền giảm của LNST là 947 triệu đồng. Sự giảm mạnh của lợi nhuận là do tình hình chung của nền kinh tế chịu ảnh huởng của lạm phát và khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm cho các khoản chi phí tăng mạnh. Mặt khác, tỷ lệ tăng trưởng của thu nhập chỉ đạt 73,16% trong khi tỷ lệ tăng của chi phí là 96,86 %, sự chênh lệch giữa 2 tỷ số này quá lớn làm cho LNTT và LNST của năm 2008 giảm.

Nhưng sang năm 2009 tình hình đã được cải thiện, LNTT và LNST đều tăng so với năm 2008 vì lạm phát giảm và hầu như đa phần các thành phần kinh tế đều bắt đầu thích ứng sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên đã bắt đầu vực dậy sau những ngày thảm hại của nền kinh tế và QTD cũng không ngoại lệ. Cụ thể, LNTT tăng 69 triệu đồng tương ứng với tỉ lệ 6,55%, LNST tăng 176 triệu đồng với tỷ lệ tăng 16,23% so với năm 2008. Sự không đồng đều giữa 2 chỉ tiêu này là do vào đầu năm 2009 chính phủ đã thay đổi mức thuế thu nhập đối với QTD Mỹ Hòa là 25 % thay vì 28 % vì vậy chi phí thuế năm 2009 giảm làm cho tỷ lệ tăng của LNST cao hơn LNTT.

Qua việc phân tích bảng kết quả kinh doanh của Quỹ tín dụng cho thấy hoạt động của Quỹ tín dụng đã đạt hiệu quả ngay trong giai đoạn nền kinh tế gặp nhiều biến cố vì trong giai đoạn này đã có không ít doanh nghiệp phá sản và giải thể vì không thể vượt qua sự biến động khốc liệt của nền kinh tế. Sự thành công này là do nỗ lực của tập thể Cán bộ công nhân viên của Quỹ tín dụng và do Quỹ tín dụng Mỹ Hòa đã có một chiến lược kinh doanh đúng đắn. Vì vậy, mặc dù tác động của môi trường kinh doanh không được thuận lợi do tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn chưa thực sự ổn định, do sự cạnh tranh gay gắt của nhiều Ngân hàng và Quỹ tín dụng trên địa bàn nhưng nó là đòn bẩy kích thích cán bộ công nhân viên trong quá trình làm việc bởi làm việc trong một môi trường có cạnh tranh thì mới có thể phát huy được những mặt mạnh cũng như khắc phục được những mặt yếu. Hoạt động kinh doanh có lãi thì đời sống cán bộ công nhân viên mới được cải thiện, có điều kiện trang bị cơ sở vật chất, mở rộng quy mô hoạt động của QT và đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động huy dộng vốn và cho vay ngắn hạn tại quỹ tín dụng mỹ hòa (Trang 35 - 37)