Đánh giá tình hìnhhuy động vốn qua các tỷ số

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động huy dộng vốn và cho vay ngắn hạn tại quỹ tín dụng mỹ hòa (Trang 46 - 48)

Bảng 4.3: Chỉ tiêu đánh giá tình hình huy động vốn

Chỉ tiêu ĐVT Năm thực hiện

2007 2008 2009 Tổng nguồn vốn Tr.đ 151.825 202.467 222.714 Vốn huy động Tr.đ 100.941 160.254 176.279 Vốn huy động có kỳ hạn Tr.đ 98.345 155.285 172.366 Vốn huy động không kỳ hạn Tr.đ 2.596 4.969 3.913 Tổng dư nợ Tr.đ 131.589 196.750 196.750 VHĐ/TNV % 66,49 79,15 79,15 VHĐCKH/VHĐ % 97,43 96,90 97,78 VHĐKKH/VHĐ % 2,57 3,10 2,22 DN/VHĐ % 130,36 101,48 111,61

a/ Tỷ lệ vốn huy động trên tổng nguồn vốn

Vốn huy động luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn nên sự tăng giảm của VHĐ ảnh hưởng rất lớn đến TNV. Qua bảng số liệu thì tỷ lệ VHĐ trên TNV tăng mạnh vào năm 2008 và ổn định vào năm 2009 là do năm 2008 lãi suất tăng cao nên thu hút được lượng tiền gởi rất lớn, làm cho tốc độ tăng trưởng của VH Đ nhanh hơn tốc độ tăng trưởng của tổng nguồn vốn. Đến năm 2009 lãi suất được bình ổn trở lại nên kéo theo, các hoạt động gần như trở lại bình thường nên tỷ lệ này không tăng vào năm 2009.

Nhìn chung tỷ số này luôn đạt ở mức cao trên 65% cho thấy uy tín của QTD ngày càng được nâng cao, với nguồn VHĐ lớn QTD luôn chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình. Sở dĩ tỷ số này luôn ở mức cao là do trong những năm qua Quỹ tín dụng đưa ra những giải pháp hợp lý trong huy động vốn bằng các lãi suất linh hoạt và QTD luôn tăng cường công tác quảng cáo, phong cách giao dịch lịch sự, nhanh gọn, kịp thời và hiệu quả giúp thu hút được nhiều khách hàng làm cho nguồn vốn ngày càng gia tăng.

b/ Vốn huy động có kỳ hạn trên vốn huy đông

Tỷ lệ này thể hiện tính ổn định của nguồn vốn tại QTD Mỹ Hòa, vì với vốn huy động có kỳ hạn chiếm tỷ lệ cao trong tổng nguồn vốn huy động thì QTD có thể an tâm, chủ động hơn trong cho vay. Trong thực tế, khi khách hàng gửi tiền có kỳ hạn, khách hàng thường không rút tiền trước hạn.

Trong những năm qua tỷ lệ vốn huy động có kỳ hạn trên vốn huy động tương đối ổn định. Trong năm 2008 giảm nhẹ xuống còn 96,9 % nhưng sang năm 2009 thì tỷ lệ này đã tăng lên nhẹ trở lại và nằm ở mức 97,78%. Trong năm 2008, tỷ lệ VHĐCKH trên VHĐ giảm là do trong năm 2008 tốc độ tăng VHĐCKH nhỏ hơn tốc độ tăng của TGTKKKH, từ đó tỷ lệ VHĐCKH trên VHĐ giảm hơn so với tỷ lệ năm 2007. Mặc khác, nguyên nhân của sự suy giảm này do trong năm 2008 QTD đã đa dạng hóa các loại hình tiền gửi đặc biệt là đa dạng hóa loại hình tiền gửi không kỳ hạn. Năm 2009, VHĐCKH trên VHĐ tăng trở lại do TGTKKKH đã giảm mang đến cho QTD nhiều thuận lợi bởi vì tính kỳ hạn của loại tiền gửi này giúp cho QTD dễ dàng xây dựng kế hoạch và chủ động hơn trong việc sử dụng vốn. Tuy nhiên tỷ lệ này ở mức quá cao cũng gây cho QTD những khó khăn nhất định bởi lẽ lãi suất phải trả cho loại hình TGCKH luôn cao. Thực tế các năm trong giai đoạn 2007 - 2009 tỷ lệ VHĐCKH trên VHĐ điều lớn hơn 95%. Do vậy trong các năm sắp đến QTD cần đa dạng hơn nữa các sản phẩm huy động vốn sao cho tổng TNV luôn tăng và cơ cấu VHĐ luôn hợp lí.

Mặc dù tỷ lệ này giảm trong năm 2008 nhưng tỷ lệ này vẫn ở 96,9%, nên QTD vẫn chủ động trong công tác nguồn vốn, đảm bảo cho tín dụng an toàn và liên tục.

c/ Vốn huy động không kỳ hạn trên vốn huy động

Với lãi suất vốn huy động không kỳ hạn thấp hơn lãi suất huy động có kỳ hạn, QTD sẽ có lợi vì tiết kiệm được chi phí huy động vốn. Tuy nhiên nguồn vốn này không ổn định đối với QTD vì khách hàng có thể rút vốn ra bất cứ lúc nào khi cần thiết. Vì thế Quỹ tín dụng chỉ thể sử dụng một tỷ lệ nhất định nào đó để thực hiện công việc kinh doanh tiền tệ, tín dụng.

Tỷ số này vào năm 2007 là 2,57% sang năm 2008 tăng lên 3,1% và năm 2009 giảm lại còn 2,22%. Số tiền huy động được từ loại hình tiền gửi không kỳ hạn còn thấp so với loại

hình tiền gởi có kỳ hạn. Đạt cao nhất 4,969 triệu đồng vào năm 2008 trong khi đó VHĐCKH đạt đến 155.285 triệu đồng. Nguyên nhân là do QTD không tập chung khai thác loại hình hoạt động này bởi tính không ổn định của nó. Nếu tỷ lệ VHĐKKH trên VHĐ lớn hơn tỷ lệ VHĐCKH trên VHĐ sẽ làm cho QTD không chủ động trong việc sử dụng vốn và rủi ro về tín dụng nhiều hơn, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng.

Trong giai đoạn 2007 – 2009 tỷ lệ VHĐKKH trên VHĐ chiếm tỷ trọng rất nhỏ làm cho cơ cấu VHĐ của QTD mất cân đối. VH ĐKKH là loại vốn có tính biến động cao nhưng nếu khai thác đúng cách thì nó sẽ góp phần tạo nên lợi nhuận đáng kể do sử dụng nó ít chi phí hơn các nguồn vốn khác nhưng lợi nhuận từ nó thì không thua gì các nguồn vốn khác. Do vậy trong thời gian tới cần xem lại tầm quan trọng của nguồn vốn này và phải có những giải pháp cụ thể nhằm thu hút được nhiều thêm VHĐKKH.

d/ Dư nợ trên vốn huy động

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sử dụng vốn huy động của Quỹ tín dụng vào công tác cấp tín dụng. Nếu tỷ lệ này cao nghĩa là hiệu quả hoạt động kinh doanh của Quỹ tín dụng rất tốt do bởi tất cả đồng vốn huy đồng đều tham gia vào hoạt động kinh doanh, phần chi phí lãi huy động vốn được bù đắp bằng mức lãi suất cao hơn khi cho vay.

Qua 3 năm tỷ số này có xu hướng giảm nhưng vẫn nằm ở mức trên 100%. Cụ thể, năm 2007 tỷ số này là 130,36% sang năm 2008 giảm còn 101,48%, nguyên nhân là do năm 2008 VHĐ tăng nhanh do lượng tiền gởi vào từ bên ngoài nhưng tỷ số này đã tăng lên 111,61% vào năm 2009 do sự ổn định của lãi suất tiền gởi. Điều này chứng tỏ nguồn vốn huy động mặc dù đã đạt ở mức cao trong tổng nguồn vốn, nhưng vẫn không đáp ứng cho nhu cầu tài trợ vốn của Quỹ tín dụng. Do vậy trong thời gian sắp tới Quỹ tín dụng cần phải đẩy mạnh hoạt động huy động vốn để chủ động hơn trong nguồn vốn hoạt động để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng nhiều. Có thể đây cũng là thử thách và là cơ hội để QTD mở rộng nguồn vốn và tăng lượng khách hàng của mình nếu có những chính sách hợp lý trong thời gian tới.

Tóm lại, qua việc phân tích các chỉ tiêu về huy động vốn cho thấy Quỹ tín dụng Mỹ Hòa đang tập trung rất nhiều vào việc huy động nguồn vốn có kỳ hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng. Nguồn vốn huy động có kỳ hạn mà Quỹ tín dụng huy động được chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn là dấu hiệu tốt trong giải pháp về nguồn vốn hoạt động, nhưng điều này sẽ làm giảm lợi nhuận cho Quỹ tín dụng do QTD phải chi trả một mức lãi suất cao hơn so với các loại tiền gửi khác, đặc biệt là loại tiền gửi không kỳ hạn.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động huy dộng vốn và cho vay ngắn hạn tại quỹ tín dụng mỹ hòa (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w