III. QUYẾT ÐỊNH HỆ SẢN PHẨM: (Product mix decision) 1 Danh sách đầu tư sản phẩm: (product portfolio)
2. Quyết định dán nhãn:
Vấn đề dán nhãn và thương hiệu có thể gom lại thành hai loại chính: (1) Chọn một nhãn hiệu tốt.
(2) Quyết định nên có bao nhiêu nhãn hiệu trong dãy sản phẩm của công ty.
Chính sách nhãn hiệu rất quan trọng vì chính sách này có thể giúp cho việc hỗ trợ để
hoàn thành nhiều mục tiêu khác nhau như:
2.1 Một nhãn hiệu duy nhất hay còn gọi là một nhãn chung cho dãy sản phẩm, có thể hữu ích trong việc thuyết phục khách hàng rằng mỗi sản phẩm của cùng một nhãn hiệu có cùng một chất lượng hoặc đáp ứng một số tiêu chuẩn nào đó.
Khi ngôn ngữ của hai hay nhiều quốc gia giống nhau thì một nhãn hiệu chung nhất có thể được sử dụng để hoạt động quảng cáo đạt nhiều hiệu quả. VD: một nhãn hiệu riêng có thể
sử dụng cho cả EU.
Ðối với tất cả các loại công ty, từ công ty xuất khẩu nhỏ nhất đến công ty xuất khẩu đa quốc gia lớn nhất, chính sách sản phẩm được quan tâm ở mọi cấp quản lý. Mặc dù những nhà lãnh đạo cao nhất phải đưa ra những quyết định về sản phẩm, nhưng trong thực tế họ
phải dựa vào bộ phận marketing quốc tế để có được những thông tin, như thông tin về
phân tích nhu cầu của thị trường, để thiết kế sản phẩm cũng nhưđưa ra các quyết định có liên quan đến những đặc tính của sản phẩm, dãy sản phẩm (product line), hệ sản phẩm (product mix), nhãn hiệu, bao bì.
Vấn đề này càng trở nên cực kỳ phức tạp đối với việc điều hành một công ty đang thâm nhập hàng hóa ở nhiều thị trường nước ngoài khác nhau. Khách hàng ở mỗi quốc gia khác nhau sẽ có những nhu cầu đòi hỏi khác nhau, do đó việc thực hiện chính sách sản phẩm quốc tế như thế nào cho phù hợp vừa là một sự cần thiết vừa vô cùng khó khăn, thí dụ như 5 quốc gia cùng ở Châu Âu (Anh, Ý Ðức, Pháp, Thụy Ðiển) nhưng có các yếu cầu khác nhau về loại máy giặt sử dụng cho gia đình: tựđộng hay bán tựđộng, chiều cao, chiều rộng ra sao, sử dụng nước nóng, nước lạnh hay nước bình thường ...
I. CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM
Chính sách sản phẩm đối với marketing quốc tế có 2 vấn đề liên quan mật thiết với nhau đó là:
(1). Hình thành và phát triển sản phẩm (2). Các quyết định chiến lược sản phẩm.
Chính sách sản phẩm quốc tếđược áp dụng cho từng sản phẩm riêng lẻ, cho tuyến sản phẩm hoặc cho cả hệ sản phẩm.
1. Ðịnh nghĩa sản phẩm:
Chúng ta xác định sản phẩm là đối tượng được thương mại hóa; theo định nghĩa thông dụng nhất, sản phẩm hay dịch vụ là:
· Tổng số tất cả những thỏa mãn về tâm lý hay vật chất mà người mua (hay người sử dụng) nhận được do việc mua hay sử dụng sản phẩm.
· Sản phẩm bao gồm sản phẩm vật chất, dịch vụ, con người, địa điểm, tổ chức và ý tưởng.
2. Dãy sản phẩm (product line)/ tuyến, đường sản phẩm:
Là một tập hợp những kiểu mẫu (kiểu, cỡ, loại) một sản phẩm được thương mại hóa tại một thị trường riêng biệt nào đó.
VD: Procter & Gamble:
- Bột giặt : Tide, Rejoice, Viso .. - Xà bông : Camay, Zest, Coast, CK ...
3. Hệ sản phẩm (Product mix)
Là một tập hợp những dãy sản phẩm được thương mại hóa của một nhà sản xuất hoặc cung cấp cho một kênh phân phối nào đó.
VD: P & G: Bột giặt, kem đánh răng, xà bông, dầu gội đầu ... Tóm lại : Dãy sản phẩm nói lên chiều dài.
Hệ phẩm nói lên chiều rộng.
4. Thành phần và yếu tố của sản phẩm:
- Thành phần trọng tâm: là chất của sản phẩm, sản phẩm được tạo ra bằng chất gì, nguyên liệu gì.
- Thành phần mục tiêu: bao gồm những yếu tố nhiều hay ít tùy theo mục tiêu, ý đồcủa doanh nghiệp, mục tiêu của doanh nghiệp có ý gì thì đưa ra các thành phần đó vào sản phẩm. VD: bao bì, màu sắc, nhãn hiệu, chỉ dẫn