Giá cả của hợp đồng.

Một phần của tài liệu Hợp đồng mẫu (Trang 36 - 37)

VII -ĐIỀU KHOẢN GIÁ CẢ VÀ THANH TOÁN 1 Đồng tiền của hợp đồng.

2. Giá cả của hợp đồng.

Giá cả trong các hợp đồng ngoại thương là gía quốc tế. Việc xuất khẩu thấp hơn giá quốc tế và nhập khẩu cao hơn giá quốc tế làm tổn hại dến tài sản quốc gia. Vì vậy, trước khi ký hợp đồng, các bên phải tuân theo những nguyên tắc xác định giá quốc tế.

Trong buôn bán một số mặt hàng (như qặng, kim loại, lương thực, thực phẩm… chẳng hạn) giá cả lại được xác định theo hàm lượng của chất hữu ích trong hàng hoá mua bán. Nếu hàm lượng chất đó càng giàu thì giá cả càng cao. Nếu hàm lượng chất hữu ích càng thấp thì giá cả càng hạ. Trong không ít hợp

đồng. Giá cả lại được xác định ngay vào khi ký kết, nhưng kèm theo giá đó có

điều khoản về mức tăng giá khi hàng được giao có hàm lượng chất hữu ích cao hơn qui định của hợp đồng. Mức tăng giá đó gọi là tăng gia về chất lượng hàng

(bonification). Ngược lại, khi hàm lượng chất hữu ích trong hàng được giao lại thấp hơn so với qui định, mức giảm giá tương ứng gọi là giảm giá về chất lượng hàng (refaction).

Trong một số hợp đồng mẫu về quặng, người mua còn đề ra những qui

định bất lợi cho người bán như: Nếu hàm lượng chất hữu ích thấp hơn qui

định, người bán chẳng những phải hạ giá mà còn phải hoàn lại một phần tiền cước mà người bán đã phải trả cho người vận tải. Phần cước phải hoàn lại này tương ứng với phần tạp chất vô ích đã có trong khối lượng hàng chuyên chở.

Một số hợp đồng mẫu qui định giá hàng giao rời (tức “để xá”), không

đóng gói), và giá hàng có bao bì. Giá có bao bì thường cao hơn giá hàng giao rời.

Đa số hợp đồng trực tiếp xác định giá, có thể là giá cố định (fixed price), có thể là giá linh hoạt (flexible price). Trong trường hợp này, hợp đồng có thể

qui định giá bằng một con số, ví dụ: Đơn giá…. USD (Unit price:…USD). Nhưng cũng có khi giá cả được qui định bằng hai con số là giá và mức giảm giá, ví dụ: Giá đơnvị….USD giảm giá…% (Unit price: USD…. To be discounted ….%)

Trong ngành buôn bán quặng, hợp đồng có thể qui định giá cơ sở (basic price) và, kèm theo hợp đồng, có cả một bản tính toán mức tăng giá thời vụ

(seasonal discount), giảm giá trả tiền sớm (cash discount), giảm giá vì số lượng lớn (quantiy discount),v,v…

Một số hợp đồng lại qui định giá một cách gián tiếp. Theo cách này, hợp

đồng chỉ qui định phương pháp xác định mức giá, ví dụ giá phải cao hơn giá yết bảng ở sở giao dịch. Lại có trường hợp, hợp đồng thoả thuận lấy làm giá hợp đồng giá yết bảng ở một sở giao dịch hàng hoá vào một thời điểm nào đó tuỳ người bán chọn (on seller’s call) hoặc tuỳ người mua chọn (on Buyer’s call).

Tất nhiên, dù qui định bằng cách nào, hợp đồng cũng phải xác định những vấn đề sau đây: Giá đó tương ứng với điều kiện giao hàng nào (FOB, CIF, CFR, FCA v.v…). Giá đó đã bao gồm chi phí bao bì hay chưa?

Một phần của tài liệu Hợp đồng mẫu (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)