- Thời hạn giao hàng không định kỳ: Đây là cách quy định chung chung ít được dùng Theo cách này người ta có thể thoả thuận như:
5. Thông báo giao hàng.
Các điều kiện cơ sở giao hàng đã bao hàm nghĩa vụ về thông báo giao hàng. Nhưng, bên cạnh đó, các bên giao dịch thường vẫn thoả thuận thêm về
nghĩa vụ thông báo giao hàng. Trong khi thoả thuận về việc này, người ta thường quy định về số lần thông báo giao hàng và những nội dung cần được thông báo.
Thời gian hoàn thành nghĩa vụ giao hàng được khá nhiều hợp đồng mẫu quan tâm quy định. Theo phần lớn các hợp đồng mẫu, ngày giao hàng được xác định “bằng ngày vận đơn được cấp hoặc sẽ được cấp” (tiếng anh: as per bill of lading dated or to be dated). Đa số các hợp đồng thuộc loại này còn quy
định rằng, nếu không có bằng chứng khác thì vận đơn đường biển được công nhận là bằng chứng ngày bốc hàng lên tầu. Một số hợp đồng còn đề cao giá trị
này của vận đơn bằng cách quy định rằng nếu muốn phủ nhận bằng chứng của vận đơn thì phải đưa ra bằng chứng “có khả năng thuyết phục” (conclusive). Những hợp đồng khác không công nhận những bằng chứng khác ngoài vận
Vì ngày của vận đơn quan trọng như thế cho nên để xác định thời gian hoàn thành việc giao hàng các hợp đồng thường quy định khi nào thì ghi ngày vào vận đơn. Đa số hợp đồng ngũ cốc của London quy định vận đơn phải đề
ngày hàng thực sự đã nằm trên tầu biển, các vận đơn nhận hàng để xếp (Received for shipment bill of lading) không được công nhận là hoàn thành nghĩa vụ giao hàng.
Hầu hết các hợp đồng mẫu đều có một hay nhiều điều khoản cho hoãn hoặc miễn giao hàng nếu gặp những trở ngại khách quan (không phụ thuộc vào
đương sự) cản trở việc giao hàng đó. Điều khoản này có thể mang tên là điều khoản “trường hợp bất khả kháng” (Force majeure), điều khoản “ngoại lệ” (exception) điều khoản “miễn trách”
Thông thường thời hạn giao hàng được hoãn trong một thời gian tương
ứng với thời gian diễn biến của trở ngại cộng với thời gian khắc phục hậu quả
của nó để thực hiện hợp đồng. Khi trở ngại kéo dài, quá một thời gian đã được quy định thì, với những điều kiện nhất định, một bên có thể yêu cầu huỷ bỏ
hợp đồng.
Một số hợp đồng không quy định thời hạn cụ thể để sau đó có thể yêu cầu huỷ bỏ hợp đồng. Mà chỉ quy định đó chỉ là thời gian quy định hợp lý (Reasonable time). Cũng có hợp đồng mà, nếu ta suy diễn từng chữ trong đó, lại không cho huỷ hợp đồng, không kể tới thời gian dài hay ngắn của sự việc trở ngại, đương sự vẫn phải hoàn thành nghĩa vụ giao hàng.
Ngoài nguyên nhân khách quan trên đây, việc giao hàng có khi còn phụ
thuộc vào chủ quan của đương sự. ở một vài hợp đồng mẫu, chúng ta có một
điều khoản đặc biệt, gọi là “điều khoản gia hạn” (extension clause), cho đương sự được quyền hoãn giao trong một vài ngày (có thể tối đa là 8 ngày), miễn là phải trả cho đối tác của mình một khoản tiền thích ứng. Như vậy, người bán có quyền lựa chọn quyền giao hàng đúng hạn với việc hoãn giao hàng và chịu phạt. Nhưng khi sử dụng quyền hoãn giao hàng người bán phải báo cho người mua biết.