Giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ Phần Đầu Tư và Phát Triển Xây Dựng Miền Bắc

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ Phần Đầu Tư và Phát Triển Xây Dựng Miền Bắ.DOC (Trang 63 - 68)

tại công ty Cổ Phần Đầu Tư và Phát Triển Xây Dựng Miền Bắc

* Về phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất dùng

Để có thể cân đối và phù hợp với phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thuờng xuyên mà Công ty đang áp dụng, kế toán có thể tính giá NVL xuất dùng theo phương pháp bình quân theo mỗi lần nhập, hoặc phương pháp nhập trước xuất trước.

* Về luân chuyển chứng từ trong kế toán sản xuất

Việc luân chuyển chứng từ còn chậm là một vấn đề tồn tại ở rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh xây lắp mà hiện nay vẫn chưa có biện pháp giải quyết triệt để.

Riêng đối với Công ty Cổ Phần Đầu Tư và Phát Triển Xây Dựng Miền Bắc em xin kiến nghị cần có một quy chế kèm chế tài về việc giao nộp chứng từ theo từng đối tượng củ thể. Với các công trình trong phạm vi thành phố Hà Nộ thì định kỳ khoảng 10 ngày tập hợp chứng từ với các công trình ở xa thì có thể mỗi tháng hai lần ( chậm nhất là một tháng một lần) để tiện cho phòng kế toán hạch toán vào sổ nhằm giảm thiểu tối đa các công việc dồn vào cuối tháng dễ gây nhầm lẫn, sai sót vì vây cần nâng cao trách nhiệm công việc của kế toán công ty, hoàn thiện công tác luân chuyển chứng từ tốt hơn.

* Về kế toán chi phí sử dụng máy thi công.

Nên phân bổ chi phí điện nước dùng cho máy thi công và dùng chung ở tổ đội xây lắp theo tiêu thức phù hợp. Chẳng hạn có thể phân bổ theo chi phí

Hiện nay, Công cụ dụng cụ xuất dùng được hạch toán gộp vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Kế toán có thể tách riêng phần công cụ dụng cụ xuất dùng và hạch toán vào chi phí sản xuất chung,

* Về tính giá sản phẩm dở dang

Cuối kỳ kế toán, kế toán chỉ tiến hành tính chi phí dở dang của cả công trình mà không tính dở dang của các hạng mục công trình. Như vậy các nhà quản lý sẽ khó lắm được thông tin chi tiết về tiến độ thi công của từng hạng mục để có biện pháp đốc thúc thi công kịp thời đúng tiến độ vì thế nên Kế toán tính chi phí sản xuất dở dang cho từng hạng mục công trình, từ đó góp phần làm cho công trình được thi công đúng tiến độ kế hoạch. Ngoài ra còn tìm ra nhiều biện pháp hợp lý để nhằm giảm chi phí tăng lợi nhận cho công ty.

* Về sổ kế toán tổng hợp

Hầu hết cán bộ công nhân viên trong phòng kế toán đều có trình độ Đại học và luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên kế toán phần hành nào thì mới chỉ chú ý và quan tâm đến phần hành đó mà chưa có sự tìm hiểu về mối quan hệ chung, cách tổng hợp và phân bổ các loại chi phí, tính giá thành sản phẩm, các quy trình đánh giá sản phẩm dở dang…Do đó làm cho công tác kế toán nhiều khi xảy ra trì trệ, sai sót không đáng có. Vì vậy công ty nên có biện pháp nâng cao năng lực của cán bộ nhân viên phòng kế toán, nâng cao trách nhiệm công việc tổng hợp và phân bổ các loại chi phí, tính giá thành sản phẩm dở dang, kết hợp với sự đào tạo kiến thức tổng hợp và kỹ năng sử dụng phần mềm kế toán tổng hợp cho toàn bộ nhân viên kế toán trong công ty.

* Về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố, trong đó một phần là do sự biến động về giá cả theo thị trường, nguồn cung cấp nguyên vật liệu trở nên khan hiếm gây ra sự gia tăng chi phí ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với nguyên vật liệu trong trường hợp công trình thi công bị phá đi làm lại thì công ty vẫn chưa có biện pháp tận dụng phế liệu thu hồi, tiết kiệm chi phí thi công. Do đặc thù của công việc nên nguyên vật liệu có thể không được bảo quản, phế liệu không được thu hồi đối với các công trình phá đi làm lại và với nguyên vật liệu không sử dụng hết. Công ty nên củ cán bộ kỹ thuật xuống kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình sử dụng nguyên vật liệu tại các đội và có biện pháp tận dụng phế liệu thu hồi, tiết kiệm chi phí thi công. Tiếp nữa là trong điều kiện tình hình giá cả nguyên vật liệu biến động không lường như hiện nay thì công ty nên áp dụng triện để phương pháp giá xuât dung nguyên vật liệu theo giá đích danh để đảm bảo phản ánh đúng giá trị nguyên vật liệu thực tế cho công trình. Đồng thời trước khi tiến hành thi công công trình thì nên ký hợp đồng dài hạn với bên bán nguyên vật liệu để đảm bảo việc cung cấp kịp thời, giá cả ổn định tránh trường hợp xấu xảy ra gây đột biến về chi phí nguyên vật liệu, thiệt hại lớn cho công ty.

* Về kế toán xử lý thiệt hại sản xuất.

Do dặc trưng của hoạt động xây lắp chủ yếu là diễn ra ngoài trời nên chịu ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện tự nhiên. Do đó các khoản thiệt hại trong sản xuất phát sinh trong quá trình thi công là không tránh khỏi. Ví dụ như thiên tai làm sụt lún nền móng, đánh đỏ các công việc đang làm dở dang.. hay do công nhân trực tiếp phần lớn là thuê ngoài trình độ còn hạn chế nên việc phải sửa chữa lại các công trình không phải chuyện hiếm có. Để khắc phục những tồn tại trong công tác hạch toán, đánh giá thiệt hại trong sản xuất, một yêu cầu đặt ra đối với kế toán công ty là phải xác định được giá trị thiệt hại và quy trách nhiệm bồi thường vật chất trước hết về cho các đội để phản ánh chính xác thông tin chi phí tính giá thành và tăng cường kỷ luật trong kinh doanh.

* Về trích trước chi phí bảo hành công trình vào chi phí sản xuất chung.

Theo quy định của nhà thầu thi công xây dựng công trình có trách nhiệm bảo hành công trình. Nội dung bảo hành công trình bao gồm khắc phục sửa chữa, thay thế thiết bị hỏng, khiếm khuyết… do lỗi của nhà thầu gây ra. Thời gian bảo hành công trình được xác định theo loại và cấp công trình. Điều này gây bất lợi cho Công ty khi

việc bảo hành phát sinh và cũng trái với quy định, Vì vậy công ty nên trích trước bảo hành công trình vào chi phí sản xuất chung trong kỳ và hạch toán chi phi sản xuất chung trong kỳ và hạch toán chi phí bảo hành công trình theo đúng chế độ kế toán.

* Về kế toán chi phí sử dụng máy thi công

Tài sản cố định trong công ty chủ yếu là máy móc thiết bị thi công. Mà máy móc hoạt động với cường độ lớn, thường xuyên không tránh khỏi sự sai sót, hỏng hóc… Vì vậy công ty cần phải có một nguồn quỹ để phục vụ cho việc sửa chữa lớn, sửa chữa nâng cấp cho các tài sản cố định. Sửa chữa lớn, nâng cấp là công việc sửa chữa có tính chất khôi phục năng lực hoạt động của TSCĐ, thay thế các bộ phận quan trọng của nó… Thời gian diễn ra nghiệp vụ sửa chữa thường kéo dài, chi phí sửa chữa chiếm một tỷ trọng đáng kể trong chi phí kinh doanh của từng kỳ hạch toán. Vì vậy theo nguyên tắc phù hợp, chi phí sửa chữa lớn phải được phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong nhiều kỳ hạch toán khác nhau. Do đó kế toán phải tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ vào chi phí kinh doanh trong kỳ.

Việc trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ vừa tuân thủ đúng quy định của Bộ Tài Chính vừa góp phần xác định chính xác hơn chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.

KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ngày càng trở nên quan trọng trong công tác kế toán của các doanh nghiệp công nghiệp nói chung và doanh nghiệp xây lắp nói riêng. Tập hợp chi phí một cách chính xác, khoa học và tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho quản trị doanh nghiệp mà còn đóng vai trò đáng kể trong việc quản lý và sử dụng vốn – vấn đề khá nan giải đối với sự tăng trưởng của kinh tế đất nước.

Nhận thức được vấn đề trên với sự hướng dẫn tận tình của thầy Phạm Quang cùng với sự giúp đỡ của các anh chị trong phòng kế toán công ty Cổ Phần Đầu Tư và Phát Triển Xây Dựng Miền Bắc em đã thực hiện tốt chuyên đề tốt nghiệp đề tài “ Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ Phần Đầu Tư và Phát Triển Xây Dựng Miền Bắc”. Trong chuyên đề của mình em đã đưa ra đặc điểm tổ chức sản phẩm quản lý chi phí, quy trình ghi sổ kế toán, quy trình tính giá thành và lấy ví dụ minh chứng cho quy trình hạch toán. Dựa vào những kiến thức đã học, em cũng mạnh dạn nêu lên ý kiến nhận xét và một số giải pháp để công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty ngày càng hoàn thiện hơn.

Quá trình học tập đã mang lại cho em những bài học thực tế bổ ích không chỉ trong công tác kế toán mà còn trong kỹ năng làm việc, giao tiếp… giữa thực tế và lý luận đã củng cố cho nhau, hoàn thiện lẫn nhau và đặc biệt là để phục vụ tốt nhất cho hoạt động thực tiễn của công tác kế toán.

Với thời gian học tập có hạn kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, nhận xét của thầy giáo để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.

Cuối cùng em xin cảm ơn thầy giáo Phạm Quang và anh chị phòng tài chính – kế toán công ty Cổ Phần Đầu Tư và Phát Triển Xây Dựng Miền Bắc đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ Phần Đầu Tư và Phát Triển Xây Dựng Miền Bắ.DOC (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w