Đây là giai đoạn kiểm toán viên thực hiện thu thập bằng chứng căn cứ theo kế hoạch và chơng trình kiểm toán đã đợc xây dựng. Để thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên triển khai các thủ tục kiểm toán sau:
Thủ tục kiểm soát
Nếu đánh giá ban đầu của kiểm toán viên cho thấy khách thể kiểm toán có hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu thì khi đó thủ tục kiểm soát đợc triển khai nhằm
thu thập các bằng chứng kiểm toán về thiết kế và hệ thống kiểm soát nội bộ. Cụ thể, các bằng chứng kiểm toán phải chứng minh đợc:
- Thiết kế các hoạt động kiểm soát cụ thể của khách thể kiểm toán thích hợp để ngăn ngừa, phát hiện và sửa chữa các sai phạm trọng yếu.
- Hoạt động kiểm soát đã đợc triển khai theo đúng yêu cầu của thiết kế trong thực tế.
Thủ tục phân tích
Trong tổ chức thực hiện thủ tục phân tích đòi hỏi nhiều ở sự phán đoán của kiểm toán viên. Thông thờng, thực hiện thủ tục phân tích phải trải qua những giai đoạn chủ yếu sau:
- Phát triển một mô hình.
- Xem xét tính độc lập và tin cậy của dữ liệu tài chính và nghiệp vụ. - Ước tính giá trị và so sánh với giá trị ghi sổ.
- Phân tích nguyên nhân chênh lệch. - Xem xét những phát hiện qua kiểm toán.
Bằng chứng kiểm toán thu đợc từ thủ tục phân tích cần đợc đánh giá do phát hiện qua kiểm toán không chỉ bao gồm những sai sót trong tài khoản mà cả những quan sát hệ thống kiểm soát nội bộ, hệ thống thông tin và những vấn đề khác.
Thủ tục kiểm tra chi tiết
Kiểm tra chi tiết số d và nghiệp vụ là bớc công việc cuối cùng trong giai đoạn thực hiện kiểm toán. Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết tốn nhiều chi phí nhất trong cuộc kiểm toán, do đó thủ tục này đợc thực hiện với những tài khoản đợc đánh giá là điển hình nhất. Thủ tục kiểm tra chi tiết đợc tiến hành theo các bớc sau:
Lập kế hoạch kiểm tra chi tiết:
Trớc hết, kiểm toán viên cần xác định mục tiêu của các biện pháp kỹ thuật, đó có thể là thu thập bằng chứng kiểm toán về sai phạm trong yếu trong các cơ sở dẫn
liệu thuộc mục tiêu kiểm toán hoặc các mục tiêu khác theo chủ định của kiểm toán viên. Tiếp theo, kiểm toán viên tiến hành lựa chọn các khoản mục trong tổng thể. Việc xác định tổng số khoản mục nghiệp vụ cần hớng tới tính đầy đủ và tin cậy của bằng chứng kiểm toán.
Lựa chọn các khoản mục để kiểm tra chi tiết:
Kiểm toán viên có thể áp dụng các biện pháp kiểm tra chi tiết với từng khoản mục trong tổng số hoặc với một nhóm các khoản mục. Nếu kiểm toán viên áp dụng các biện pháp kiểm tra chi tiết không phải với tất cả khoản mục trong một tài khoản thì phải chấp nhận mức độ không chắc chắn của bằng chứng kiểm toán thu đợc. Khi đó kiểm toán viên có thể lựa chọn một số khoản mục trên cơ sở chọn điển hình những khoản mục chính hoặc chọn mẫu đại diện hay kết hợp cả hai ph- ơng pháp.
Lựa chọn các khoản mục chính:
Kiểm toán viên thu thập bằng chứng kiểm toán bằng cách điều tra kỹ các khoản mục chính. Dựa trên sự đánh giá, kinh nghiệm và những hiểu biết về tình hình kinh doanh của khách hàng, kiểm toán viên phát hiện ra một số khoản mục không phát sinh thông thờng, không dự đoán trớc đợc hay dễ có sai phạm, đó là khoản mục chính.
Thực hiện kiểm tra chi tiết trên các khoản mục đã chọn.
Đánh giá kết quả kiểm tra chi tiết:
Kiểm toán viên cần đánh giá những bằng chứng kiểm toán đã thu đợc từ quá trình kiểm tra chi tiết và tiến hành điều tra về tính chất, nguyên nhân đối với những chênh lệch kiểm toán.
Xử lý chênh lệch kiểm toán:
Kết thúc quá trình kiểm tra chi tiết, kiểm toán viên thực hiện xử lý các chênh lệch kiểm toán. Tuỳ theo loại chênh lệch, nguyên nhân chênh lệch và thủ tục tiến hành khi phát hiện trong quá trình kiểm toán cho thấy có sai sót, kiểm toán viên sẽ có các biện pháp xử lý thích hợp cho từng loại chênh lệch.