I. MỤC TIÊU
- Trình bày được khái niệm từ trường quay. - Trình bày được một cách tạo ra từ trường quay.
- Giải thích được sự quay không đồng bộ của khung dây đặt trong từ trường quay.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Chuẩn bị mô hình về sự quay không đồng bộ của khung dây trong từ trường quay của nam châm.
2. Học sinh: Ôn lại kiến thức về động cơ điện ở lớp 9.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
Hoạt động 1 (15 phút): Kiểm tra bài cũ: Nêu cấu tạo, hoạt động của máy phát điện xoay chiều một pha và cách xác định tần số của dòng điện xoay chiều do máy phát điện xoay chiều một pha tạo ra.
Nêu định nghĩa dòng điện xoay chiều ba pha và những ưu việt của dòng điện xoay chiều ba pha.
Hoạt động 2 (25 phút): Tìm hiểu nguyên tắc hoạt động của động cơ không đồng bộ.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản
Giới thiệu mơ hình của sự quay khơng đồng bộ.
Yêu cầu học sinh giải thích sự quay của khung dây khi nam châm quay.
Yêu cầu học sinh giải thích sự quay không đồng bộ.
Xem hình 18.1. Đọc sgk và Mô tả hiện tượng.
Giải thích sự quay của khung dây khi nam châm quay.
Giải thích sự quay không đồng bộ của khung dây so với nam châm.
I. Nguyên tắc hoạt động của động cơ không đồng bộ không đồng bộ
Quay đều một nam châm hình chử U với tốc độ góc ω thì từ trường giữa hai nhánh của nam châm cũng quay với tốc độ góc ω. Đặt trong từ trường quay với tốc độ góc ω một khung dây dẫn kín có thể quay quanh một trục trùng với trục quay của từ trường thì khung dây quay với tốc độ góc ω’ < ω. Ta nói khung dây quay không đồng bộ với từ trường.
Giải thích: Từ trường quay làm từ thông qua khung dây biến thiên, trong khung dây xuất hiện dòng điện cảm ứng. Cũng chính từ trường quay này tác dụng lên dòng điện trong khung dây một mômen lực làm khung dây quay. Theo định luật Len-xơ, khung dây quay theo chiều quay của từ trường để giảm tốc độ biến thiên của từ thông.
Tốc độ góc của khung dây luôn nhỏ hơn tốc độ góc của từ trường vì nếu tốc độ góc của khung dây bằng tốc độ góc của từ trường thì từ thông qua khung dây không biến thiên nữa, dòng điện cảm ứng không còn, momen lực từ bằng 0, momen cản làm khung dây quay chậm lại. Lúc đó lại có dòng cảm ứng và có momen lực từ. Khung dây sẽ quay đều khi momen lực từ và momen cản cân bằng nhau.