Phương pháp phát triển HTTT

Một phần của tài liệu Phân tích và thiết kế HTTT Kế toán thu - chi NSNN bằng tiền mặt tại KBNN Na Hang.DOC (Trang 56 - 58)

1. Nguyên nhân dẫn tới việc phát triển một HTTT

Phát triển một HTTT bao gồm việc phân tích hệ thống đang tồn tại, thiết kế HTTT mới, thực hiện và tiến hành cài đặt nó.

• Phân tích hệ thống bắt đầu từ việc thu thập dữ liệu và chỉnh đốn chúng để đưa ra được chuẩn đoán về tình hình thực tế.

• Thiết kế là nhằm xác định các bộ phận của một hệ thống mới có khả năng cải thiện tình trạng hiện tại và xây dựng các mô hình logic và mô hình vật lý ngoài của hệ thống.

• Thực hiện HTTT liên quan đến xây dựng mô hình vật lý trong của hệ thống mới và chuyển mô hình đó sang ngôn ngữ tin học.

• Cài đặt hệ thống là tích hợp nó vào hoạt động của tổ chức. Nguyên nhân dẫn đến việc phát triển HTTT:

1) Những vấn đề về quản lý.

2) Những yêu cầu mới của nhà quản lý. 3) Sự thay đổi của công nghệ.

4) Thay đổi sách lược chính trị.

2. Phương pháp phát triển HTTT

Khái niệm: Phương pháp là một tập hợp các bước và công cụ cho phép

tiến hành một quá trình phát triển hệ thống chặt chẽ nhưng dễ quản lý hơn. Có nhiều phương pháp để pháp triển hệ thông thông tin nhưng phương pháp đề nghị sử dụng ở đây dựa trên ba nguyên tắc cơ sở chung của nhiều phương pháp hiện đại có cấu trúc để phát triển HTTT, đó là:

Nguyên tắc 1: Sử dụng các mô hình

Có ba mô hình được đề cập tới để mô tả cùng một hệ thống thông tin từ những góc độ khác nhau, đó là mô hình lô gíc, mô hình vật lý ngoài và mô hình vật lý trong.

Mô hình lô gíc mô tả hệ thống làm gì: dữ liệu mà nó thu thập, xử lý mà

nó phải thực hiện, các kho để chứa các kết quả hoặc dữ liệu để lấy ra cho các xử lý và những thông tin mà hệ thống sản sinh ra. Mô hình này trả lời câu hỏi “Cái gì?” và “Để làm gì?”. Nó không quan tâm tới phương tiện được sử dụng cũng như địa điểm hoặc thời điểm mà dữ liệu được xử lý.

Mô hình vật lý ngoài chú ý tới những khía cạnh nhìn thấy được của hệ

thống như là các vật mang dữ liệu và vật mang kết quả cũng như hình thức của đầu vào và của đầu ra, phương tiện để thao tác với hệ thống, những dịch vụ, bộ phân, con người và vị trí công tác trong hoạt động xử lý, các thủ tục thủ công cũng như những yếu tố về địa điểm thực hiện xử lý dữ liệu, loại màn hình hoặc bàn phím sử dụng. Mô hình này cũng chú ý tới mặt thời gian của hệ thống, nghĩa là về những thời điểm mà các hoạt động xử lý dữ liệu khác nhau xẩy ra. Nó trả lời câu hỏi: Cái gì? Ai? Ở đâu? Và Khi nào?.

Mô hình vật lý trong liên quan tới những khía cạnh vật lý của hệ thống

tuy nhiên không phải là cái nhìn của người sử dụng mà là của nhân viên kỹ thuật. Đó có thể là những thông tin liên quan tới loại trang thiết bị được dùng để thực hiện hệ thống, dung lượng kho lưu trữ và tốc độ xử lý của thiết bị, tổ chức vật lý của dữ liệu trong kho chứa, cấu trúc của các chương trình và ngôn ngữ thể hiện. Mô hình giải đáp câu hỏi: Như thế nào?

Mỗi mô hình là kết quả của một góc nhìn khác nhau, mô hình lô gíc là kết quả của góc nhìn quản lý, mô hình vật lý ngoài là kết quả của góc nhìn sử dụng, và mô hình vật lý trong là của góc nhìn kỹ thuật

Nguyên tắc 2: Chuyển từ cái chung sang cái riêng.

Để hiểu tốt một hệ thống thì trước hết phải hiểu các mặt chung, tổng quát nhất về hệ thống rồi mới đi xem xét hệ thống ở các mức cụ thể hơn. Sự cần thiết để áp dụng nguyên tắc này là hiển nhiên

Nguyên tắc 3: Chuyển từ mô hình vật lý sang mô hình logic khi phân tích và từ mô hình logic sang mô hình vật lý khi thiết kế.

Phân tích được bắt đầu từ thu thập dữ liệu về hệ thống thông tin đang tồn tại và khung cảnh của nó từ những người sử dụng, các tài liệu và quan sát, những nguồn dữ liệu này cung cấp chủ yếu ở sự mô tả mô hình vật lý ngoài của hệ thống. Vì thế phân tích chính là chuyển từ mô hình vật lý sang mô hình lô gíc.Tuy nhiên, khi tiến hành thiết kế hệ thống mới thì vấn đề sẽ khác đi.

Mục đích quan trọng nhất của dự án phát triển một HTTT là có được một sản phẩm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người sử dụng, hóa hợp được vào trong hoạt động của tổ chức, chính xác về mặt kỹ thuật, tuân thủ các giới hạn về tài chính và thời gian định trước. Không nhất thiết phải theo đuổi một phương pháp để phát triển HTTT, tuy nhiên không có phương pháp ta có nguy cơ không đạt được mục tiêu định trước.

Một phần của tài liệu Phân tích và thiết kế HTTT Kế toán thu - chi NSNN bằng tiền mặt tại KBNN Na Hang.DOC (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w