Tăng cường quản lý vĩ mô đối với hoạt động của doanh nghiệp và

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần xây dựng số 1 – VINACONEX.DOC (Trang 64)

5. Kết cấu chuyên đề

3.2.2.Tăng cường quản lý vĩ mô đối với hoạt động của doanh nghiệp và

nghiệp và thị trường

Với nền kinh tế như nước ta hiện nay, tăng cường sự quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với hoạt động của doanh nghiệp và thị trường là cần thiết bởi thị trường vẫn còn phát triển chưa đồng bộ, sự giám sát của luật pháp đối với hoạt động của doanh nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên tăng cường sự quản lý không có nghĩa là Nhà nước can thiệp trực tiếp vào hoạt động của doanh nghiệp mà Nhà nước chỉ tác động bằng các công cụ quản lý vĩ mô, thông qua tác động tới thị trường để điều chỉnh hành vi của doanh nghiệp. Những tác động đến thị trường cũng chỉ là những tác động mang tính định hướng, phù hợp với quy luật của thị trường.

Trong nền kinh tế thị trường, mọi thứ đều do cung-cầu trên thị trường quyết định. Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường cũng có những khuyết tật của nó đòi hỏi cần phải có bàn tay của Nhà nước can thiệp để tránh những thiệt hại mà những khuyết tật này gây nên cho xã hội. Trong điều kiện nước ta hiện nay còn đang phát triển, lại đứng trước yêu cầu khách quan hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, vì thế Nhà nước cần đứng ra điều chỉnh để định hướng hoạt động của doanh nghiệp để mang lại lợi ích lớn nhất cho nền kinh tế, tránh những hệ quả về lâu dài. Để làm được điều này, Nhà nước cần xây dựng các quy hoạch về đầu tư, xây dựng mang tính lâu dài và chiến lược, đưa ra những khuyến khích đầu tư trong các lĩnh vực quan trọng như cơ sở hạ tầng; hạn chế những hoạt động đầu tư chạy theo xu hướng, lợi nhuận nhưng gây mất cân đối cho sự phát triển chung của nền kinh tế.

3.2.4. Tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp cận với những nguồn vốn vay ưu đãi vốn vay ưu đãi

Nước ta vẫn còn thuộc vào diện nước đang phát triển, vì thế nên thường được hưởng những khoản vay ưu đãi. Những khoản vốn huy động từ nguồn này thường được dành cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo… Có những khoản vay mà Nhà nước có thể đứng ra bảo lãnh cho doanh nghiệp. Nhà nước nên tổ chức những cuộc xúc tiến, trao đổi thông tin để doanh nghiệp có điều kiện tìm hiểu thêm về những nguồn vốn như thế. Công tác thông tin là vô cùng quan trọng bởi thực tế cho thấy nhiều doanh nghiệp vẫn chưa tiếp cận được nguồn thông tin cần thiết. Thiếu thông tin là yếu tố cản trở đầu tiên để doanh nghiệp

có được những ưu đãi nhất định.

Bên cạnh đó, Nhà nước cũng có thể đứng ra xây dựng các chương trình tín dụng ưu đãi. Những chương trình này thường nhằm phục vụ cho các dự án trọng điểm hoặc những dự án đầu tư cho phúc lợi xã hội. Đây cũng là một công cụ để Nhà nước định hướng hoạt động đầu tư của doanh nghiệp.

KẾT LUẬN

Quản lý tài chính là một quá trình phức tạp tuy nhiên lại là một yêu cầu không thể thiếu trong điều kiện môi trường cạnh tranh đầy biến động như hiện nay và các mối quan hệ thị trường ngày càng phát triển làm nảy sinh những mối quan hệ tài chính mới. Việc xử lý đúng đắn các quan hệ tài chính, với những cơ chế tác động thích hợp sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng được nó cho hoạt động sản xuất của mình.

Với VINACONEX 1, môi trường hoạt động hiện nay cũng đầy những khó khăn và thách thức, hoạt động của doanh nghiệp cũng gắn với rất nhiều các mối quan hệ tài chính đòi hỏi phải có sự quản lý để tận dụng cho sự phát triển của mình.

Với kiến thức về chuyên môn và thực tế còn nhiều hạn chế, đề tài của em không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em mong cô có những ý kiến đóng góp để em hoàn thiện đề tài.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Khoa học quản lý - PGS. TS. Đoàn Thị Thu Hà & PGS. TS. Nguyễn Thị Ngọc Huyền (đồng chủ biên) – Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật – Hà Nội 2002.

2. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp – PGS. TS. Lưu Thị Hương – Nhà xuất bản Thống kê – Hà Nội 2005.

3. TS. Nguyễn Thanh Liêm – Quản trị tài chính – Nhà xuất bản Thống kê – Hà Nội 2007.

4. Đinh Thế Hiển – Quản trị tài chính công ty – Nhà xuất bản Thống kê 5. Nguyễn Hải Sản – Quản trị tài chính doanh nghiệp – Nhà xuất bản Tài chính – 2005.

6. Nguyễn Tấn Bình – Phân tích quản trị tài chính – Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh – 2002.

7. Nguyễn Quang Thu – Quản trị tài chính căn bản – Nhà xuất bản Thống kê 2005.

8. Các tài liệu của Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, môn Phân tích tài chính (Nguồn: Internet).

9. Các tài liệu báo cáo của công ty các năm 2005-2007. 10. Tài liệu tìm kiếm trên trang www.google.com.vn.

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ... 1

1. Lý do chọn đề tài ... 1

2. Mục tiêu nghiên cứu ... 2

3. Phạm vi nghiên cứu ... 2

4. Phương pháp nghiên cứu ... 2

5. Kết cấu chuyên đề ... 2

PHẦN NỘI DUNG ... 4

CHƯƠNG I. TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP ... 4

1.1. Tài chính doanh nghiệp ... 4

1.1.1. Bản chất của tài chính doanh nghiệp ... 4 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.1.2. Chức năng của tài chính doanh nghiệp ... 5

1.2. Quản lý tài chính doanh nghiệp ... 6

1.2.1. Khái niệm - vai trò - mục tiêu ... 6

1.2.3. Nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp ... 7

1.2.4. Các nội dung cơ bản của quản lý tài chính doanh nghiệp ... 8

1.2.4.1. Phân tích tài chính ... 8

1.2.4.2. Hoạch định tài chính ... 12

1.2.4.3. Quản lý vốn kinh doanh của doanh nghiệp ... 13

Quản lý nguồn vốn của doanh nghiệp ... 13

Quản lý vốn hoạt động của doanh nghiệp ... 14

Quản lý đầu tư của doanh nghiệp ... 16

2.4.4. Kiểm tra tài chính ... 18

2.4.5. Bộ máy quản lý tài chính doanh nghiệp ... 19

2.4.6. Hệ thống thông tin quản lý tài chính ... 22

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 1 – VINACONEX ... 24

2.1. Giới thiệu về VINACONEX 1 và bộ máy quản lý tài chính của Công ty. ... 24

2.2.1. Phân tích tình hình tài chính Công ty ... 37

2.2.1.1. Tình hình tài sản và nguồn vốn ... 37

2.2.1.2. Phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh ... 43

2.2.1.3. Phân tích các tỷ số tài chính ... 46

2.2.2. Công tác quản lý tài chính của Công ty ... 47

2.2.2.1. Bộ máy quản lý tài chính của VINACONEX 1 ... 47

Hệ thống thông tin quản lý tài chính ... 49

2.2.2.1. Công tác phân tích – hoạch định tài chính ... 50

2.2.2.2. Công tác quản lý vốn kinh doanh ... 50

2.2.2.3. Công tác quản lý hoạt động đầu tư ... 51

2.2.2.4. Công tác kiểm tra tài chính ... 52

2.3. Đánh giá hiệu quả quản lý tài chính tại VINACONEX 1 ... 53

2.3.1. Về việc thực hiện mục tiêu kế hoạch ... 53

2.3.2. Về việc quản lý các nguồn lực tài chính ... 54 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3.2.1. Quản lý nguồn vốn ... 54

2.3.2.2. Quản lý vốn kinh doanh của Công ty ... 54

2.3.3. Về công tác kiểm tra tài chính ... 55

2.3.4. Về bộ máy quản lý tài chính và hệ thống thông tin quản lý tài chính ... 56

2.3.4.1. Về bộ máy quản lý tài chính ... 56

2.3.4.2. Về hệ thống thông tin tài chính ... 56

CHƯƠNG III. NHỮNG GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 1 – VINACONEX ... 58

3.1. Những kiến nghị đối với Công ty cổ phần xây dựng số 1 – VINACONEX . ... 58

3.1.1. Cần làm tốt công tác phân tích – hoạch định tài chính ... 58

3.1.2. Cần phân biệt rõ chức năng Tài chính và chức năng Kế toán trong doanh nghiệp, bổ sung thêm nhân lực trong công tác tài chính ... 59

3.1.3. Cần xây dựng một cơ cấu vốn hợp lý, quản lý nguồn vốn có hiệu quả ... 60

3.1.4. Củng cố các mối quan hệ tài chính ... 61

3.2. Những kiến nghị về phía Nhà nước ... 63

3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật ... 63

3.2.2. Tăng cường quản lý vĩ mô đối với hoạt động của doanh nghiệp và thị trường ... 64

3.2.3. Định hướng hoạt động đầu tư của doanh nghiệp ... 65

3.2.4. Tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp cận với những nguồn vốn vay ưu đãi ... 65

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần xây dựng số 1 – VINACONEX.DOC (Trang 64)