Công tác kế toán của Công ty là một trong những công tác được doanh nghiệp chú trọng. Hầu hết công tác này được thực hiện theo chế độ quy định hiện hành.
Công ty cổ phần và xây dựng số 5 Hà Nội thực hiện kế toán theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính.
Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 hàng năm và kết thúc vào ngày 31/12 cùng năm.
Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng là phương pháp khấu trừ.
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho là phương pháp kê khai thường xuyên, xuất theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ.
Công ty sử dụng đơn vị tiền tệ trong ghi chép là VNĐ
Phương pháp khấu hao tài sản cố định: phương pháp khấu hao đường thẳng, tính khấu hao theo tháng.
Để tìm hiểu rõ về tổ chức công tác kế toán của Công ty, chúng ta tìm hiểu các vấn đề liên quan đến tổ chức chứng từ, tổ chức tài khoản, tổ chức sổ kế toán và hệ thống báo cáo tài chính.
1.3.2.1. Tổ chức chứng từ kế toán
Chứng từ kế toán được xem là bước đầu tiên trong quy trình kế toán. Chứng từ kế toán là phương tiện chứng minh tính hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế phát sinh, vừa là phương tiện thông tin về kết quả nghiệp vụ kinh tế đó. Từ khi chứng từ được lập thì chứng từ phải thường xuyên vận động, đó chính là quá trình vận động của chứng từ. Chứng từ kế toán rất đa dạng.
Nhà nước đã có quy định hệ thống chứng từ bắt buộc và hệ thống chứng từ hướng dẫn mà Nhà nước ban hành. Căn cứ vào nhu cầu trong hạch toán, Công ty đã xác định những chứng từ cần thiết mà Công ty cần sử dụng
Chứng từ có mẫu sẵn theo chế độ được doanh nghiệp sử dụng, doanh nghiệp không tự in những chứng từ này. Nhưng trong quá trình hạch toán
doanh nghiệp cũng sử dụng một số chứng từ khác như các Phiếu kế toán để thực hiện kết chuyển chi phí, kết quả kinh doanh, Bảng theo dõi xe máy thi công, Hóa đơn thanh toán theo tiến độ...
1.3.2.2. Tổ chức tài khoản kế toán
Tổ chức tài khoản kế toán hợp lý là một yếu tố tạo điều kiện thuận lợi trong việc theo dõi, quản lý các đối tượng. Công ty cổ phần xây dựng số 5 Hà Nội xây dựng dựa trên hệ thống tài khoản kế toán được quy định tại quyết định 15/2006/QĐ-BTC của Bộ tài chính. Ngoài ra, căn cứ vào quy mô và nội dung nghiệp vụ, đặc điểm hoạt động xây lắp mà danh mục tài khoản cụ thể và chi tiết khác nhau.
Tài khoản tiền gửi ngoài chi tiết theo loại tiền còn chi tiết theo ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản.Ví dụ: 112101- Tiền gửi VNĐ ngân hàng Techcombank, 112102- Tiền gửi VNĐ ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Doanh nghiệp sử dụng tài khoản 3383 để tập hợp chung cho BHYT và BHXH phải nộp.
Các tài khoản doanh thu, giá vốn, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang được chi tiết theo công trình. Do vậy, tùy theo công trình mà doanh nghiệp đang thực hiện mà chi tiết các tài khoản này khác nhau.
1.3.2.3. Tổ chức sổ kế toán
Hiện nay, Công ty áp dụng hình thức ghi sổ Nhật ký chung với sự trợ giúp của phần mềm kế toán máy CLC ACCOUNT. Đây là phần mềm được xây dựng có xét đến đặc trưng kinh doanh của doanh nghiệp. Phần mềm kế toán là công cụ trợ giúp và doanh nghiệp mới đưa vào áp dụng từ năm 2007.
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ, bảng tổng hợp chứng từ gốc đã kiểm tra kế toán nhập số liệu vào máy tính thông qua các màn hình nhập chứng từ của phần mềm kế toán. Với sự trợ giúp của phần mềm kế toán thì
các nghiệp vụ được ghi sổ tự động vào Sổ Nhật ký chung, các Sổ chi tiết, Sổ cái tài khoản có liên quan. Cuối tháng, cuối kỳ, kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ và lập Báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính, Sổ kế toán được lưu ở dạng file mềm hoặc in ra giấy.
Do mới áp dụng phần mềm kế toán nên một số phần hành quan trọng kế toán viên vẫn thực hiện kế toán thủ công để có thể hạn chế được những sai sót do phần mềm gây ra hoặc do kỹ năng sử dụng phần mềm chưa thành thạo. Tuy áp dụng kế toán máy nhưng xem xét quy trình và sổ sách mà doanh nghiệp dùng để theo dõi thì hình thức sổ mà doanh nghiệp áp dụng vẫn là hình thức Nhật ký chung. Có thể khái quát quá trình ghi sổ như sau:
Sơ đồ 5: Trình tự ghi sổ kế toán
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Đối chiếu kiểm tra
1.3.2.4. Tổ chức Báo cáo tài chính
Chứng từ gốc, Bảng tổng hợp chứng từ gốc Nhật ký chung Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Sổ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Hiện nay, hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp được lập đầy đủ theo quy định của chế độ hiện nay: Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01-DN), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (B02-DN), Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (B03-DN), Bản thuyết minh báo cáo tài chính (B09-DN). Trong đó, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập theo phương pháp trực tiếp.
Các báo cáo tài chính trên đây được lập hai lần, vào thời điểm giữa năm và cuối năm. Báo cáo tài chính giữa năm được lập theo yêu cầu của cổ đông. Báo cáo tài chính cuối năm được lập phục vụ nhu cầu thông tin của cơ quan thuế, của Tổng công ty phát triển hạ tầng đô thị, các cổ đông...
Ngoài các báo cáo tài chính bắt buộc theo quy định của chế độ, Công ty còn lập các báo cáo quản trị tùy theo nhu cầu thông tin của công tác quản trị như: Báo cáo công nợ, Báo cáo tổng hợp chi phí sản xuất… Mặt khác Bảng cân đối kế toán có thể được lập hàng tháng để tiện theo dõi tình hình nguồn lực tài chính của Công ty.
Như vậy, tổ chức công tác kế toán của Công ty Cổ phần và xây dựng số 5 Hà Nội về cơ bản là tuân thủ đúng chế độ kế toán hiện hành và có một số điểm khác biệt cho phù hợp với đặc thù kinh doanh của doanh nghiệp.
PHẦN II: THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN