Hạn chế của công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần xây dựng số 5 Hà Nội.doc (Trang 87 - 91)

2 7.600 500 19.000.000 Khoán gọn theo m

3.1.2. Hạn chế của công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp

Bên cạnh những ưu điểm trên đây, công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp còn gặp phải một số hạn chế sau:

3.1.2.1. Về nhân lực thực hiện công tác kế toán:

Mặc dù với sự hỗ trợ bởi phần mềm kế toán, công tác kế toán tại Công ty đã được giảm bớt đi rất nhiều nhưng với nguồn nhân lực hiện nay của Phòng Tài vụ bao gồm: Kế toán trưởng, Kế toán tổng hợp, 3 kế toán viên, áp

lực công việc đặt lên mỗi kế toán viên là hơi nặng nề. Sự thiếu nhân lực đã có lúc gây khó khăn trong việc cung cấp thông tin kịp thời cho các đối tượng sử dụng, trong việc phân công các phần hành cho từng cá nhân. Sự thiếu nhân lực thể hiện rõ nét vào cuối tháng khi chứng từ từ xí nghiệp chuyển lên. Các kế toán viên phải làm thêm giờ tuy vậy hiện nay chế độ đãi ngộ của Công ty với lao động làm thêm giờ là chưa thỏa đáng. Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng, sự kịp thời của thông tin kế toán.

Kế toán tại các xí nghiệp chỉ mang tính chất là xử lý chứng từ ban đầu. Mọi hoạt động kế toán tại các xí nghiệp đều đặt dưới sự chỉ đạo sát sao của Kế toán trưởng Công ty. Để thể hiện sự kiểm soát đó, Phòng tài vụ cử các kế toán viên xuống kiểm tra, hỗ trợ công tác kế toán tại các xí nghiệp. Chính sách trên là việc làm hoàn toàn có cơ sở và nếu làm thường xuyên thì vừa tạo được nề nếp cho công tác kế toán tại các xí nghiệp, vừa có sự hỗ trợ về chuyên môn cho nhân viên kế toán xí nghiệp. Nhưng với số lượng kế toán viên trên đây, công việc này ít có khả năng tiến hành đều đặn.

3.1.2.2. Về công tác chứng từ

Luân chuyển chứng từ trong các công ty xây dựng luôn là vấn đề nan giải: luân chuyển chứng từ chậm, chứng từ thường dồn về cuối tháng làm công tác kế toán gặp khó khăn. Mặc dù theo quy định của Công ty, chứng từ của các công trình phải được bàn giao để kế toán Công ty tiến hành hạch toán vào những ngày cuối tháng, nhưng các xí nghiệp chưa thực sự thực hiện nghiêm quy định này. Công tác bàn giao chứng từ nhiều lúc chưa thực hiện một cách khoa học. Việc bàn giao chứng từ giữa kế toán Công ty và kế toán xí nghiệp chưa được ghi nhận bằng văn bản.

Theo quy định của Công ty, tất cả các hóa đơn mua hàng các xí nghiệp bàn giao cho Công ty phải ghi rõ người mua hàng là “Công ty cổ phần xây dựng số 5 Hà Nội” và đúng mã số thuế, tuy vậy một số chứng từ liên quan

đến hội họp, tiếp khách không đảm bảo điều kiện trên nhưng vẫn được chấp nhận. Các khoản chi phí này sẽ bị các cơ quan thuế loại trừ ra khỏi chi phí hợp lý để tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

3.1.2.3. Về phương pháp hạch toán chi phí sản xuất

Công tác hạch toán chi phí sản xuất của Công ty về cơ bản tuân thủ theo chế độ nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Cụ thể:

Thứ nhất, nhiều khoản mục trong chi phí sản xuất còn bị hạch toán lẫn

nhau hoặc hạch toán nhầm, không phản ánh đúng bản chất của các loại chi phí, tạo khó khăn trong công tác phân tích chi phí.

Các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của công nhân trực tiếp được hạch toán vào chi phí nhân công trực tiếp.

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là các chi phí các vật liệu chính, vật liệu phụ, vật kết cấu, giá trị thiết bị kèm theo vật kiến trúc kèm theo tham gia cấu thành nên thực thể sản phẩm xây lắp. Trong nhiều trường hợp, tại một số công trình, nguyên vật liệu dùng cho máy thi công hay dùng cho mục đích chung, không tham gia cấu thành nên thực thể công trình vẫn được kế toán hạch toán như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Việc làm này làm đội chi phí nguyên vật liệu cho công trình lên, vì vậy mà không phản ánh chính xác giá trị của khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, yếu tố nguyên vật liệu trong chi phí sử dụng máy thi công, trong chi phí sản xuất chung.

Trong hạch toán chi phí sử dụng máy thi công và chi phí sản xuất chung, nhiều yếu tố chi phí được hạch toán lẫn vào nhau. Ví dụ: TK 6278 còn bao gồm chi phí nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ dùng cho sản xuất chung.

Tại một số công trình, các khoản chi phí liên quan đến máy thi công vẫn phát sinh như chi phí thuê máy, chi phí nhân công lái máy nhưng kế toán

không mở tài khoản 623 chi tiết cho công trình đó mà các khoản chi phí này được hạch toán luôn vào tài khoản 627.

Việc hạch toán lẫn, hạch toán không đúng nội dung của một số khoản mục gây sự thiếu chính xác trong việc cung cấp thông tin về thực trạng chi phí, khó khăn trong việc đối chiếu chi phí phát sinh với dự toán theo từng khoản mục.

Thứ hai, việc hạch toán lẫn các yếu tố chi phí trong khoản mục chi phí

sản xuất chung và chi phí sử dụng máy thi công dẫn đến sự bất cập trong mức độ chi tiết tài khoản về chi phí.

Thứ ba, công cụ, dụng cụ dùng cho sản xuất có thể tham gia vào nhiều

chu kỳ sản xuất, sử dụng cho nhiều công trình khác nhau, có giá trị lớn nhưng kế toán không thực hiện phân bổ chi phí này trong nhiều kỳ khác nhau mà ghi nhận luôn vào chi phí tại thời điểm mua về (nếu dùng ngay) và khi xuất kho.

Việc làm này vừa không tuân thủ nguyên tắc kế toán chung, vừa không quản lý được công cụ, dụng cụ sử dụng tại các công trình. Các công cụ, dụng cụ có thể sử dụng cho nhiều công trình khác nhau nhưng được hạch toán vào chi phí một công trình.

3.1.2.4. Về việc đánh giá chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Trong kỳ, mọi chi phí phát sinh đều được hạch toán theo các khoản mục chi phí: vật tư, nhân công trực tiếp, máy thi công và chi phí khác. Tuy vậy, khi đánh giá sản phẩm kinh doanh dở dang Công ty chỉ thực hiện đánh giá mức độ hoàn thành theo các hạng mục công việc, tức là không chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh dở dang theo khoản mục chi phí. Chính vì vậy mà giá thành công trình, hạng mục công trình hoàn thành, bàn giao trong kỳ không thể chi tiết theo các khoản mục được. Điều này tạo nên sự hạn chế trong việc kiểm soát, phân tích chi phí.

Hiện nay, Công ty tạm ứng cho xí nghiệp để xí nghiệp có thể chủ động trong các công tác thi công một công trình từ việc lo các yếu tố đầu vào, chủ động thuê nhân công. Các chi phí phát sinh này được xí nghiệp thanh toán với Công ty vào cuối tháng theo khối lượng thực hiện được.

Chất lượng nguyên vật liệu là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng công trình, chi phí nguyên vật liệu là khoản mục chi phí mà ảnh hưởng của nó đến giá thành sản xuất rất lớn. Do việc mua nguyên vật liệu được xí nghiệp phụ trách nên nhiều khi chất lượng, số lượng, chủng loại nguyên vật liệu Công ty không kiểm soát được, nhất là việc mua nguyên vật liệu của các hộ cá thể, không có hóa đơn tài chính.

Chi phí cho nhân công thuê ngoài là khoản chi phí không nhỏ tại các công trình. Công ty yêu cầu mọi trường hợp thuê nhân công thuê ngoài đều phải có hợp đồng rõ ràng và có sự theo dõi, quản lý thông qua chấm công. Việc làm này vừa tạo điều kiện cho kế toán theo dõi được chi phí nhân công, vừa là một biện pháp quản lý lao động tại công trình, tránh mất mát. Tuy vậy, vẫn xảy ra tình trạng gian lận nhân công tại các xí nghiệp, làm chi phí nhân công là cao hơn thực tế.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần xây dựng số 5 Hà Nội.doc (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w