- Quá trình cất cánh được chia thành 4 giai đoạn:
2.6. Chế độ hạ cánh
Ta cũng chia chế độ hạ cánh thành bốn giai đoạn như cất cánh, trên hình 2.14, hoặc trong trường hợp đơn giản hoá có thể coi gồm hai giai đoạn chính.
Hình 2.12: Các giai đoạn trong chế độ hạ cánh
Chiều dài hạ cánh ở đây phụ thuộc rất nhiều vào kỹ thuật điều khiển. Khi
máy bay gần tiếp đất, người phi công thường điều khiển máy bay ngóc đầu lên để tăng lực cản, giảm vận tốc và tiếp đất bằng hệ thống càng sau rồi sau đó mới cải
bằng máy bay về vị trí nằm ngang. Những phi công ít kinh nghiệm thường có xu hướng kết thúc chế độ kéo ngóc khi máy bay vẫn chưa chạm đất và máy bay gần như “trôi” trên mặt đất, giảm ga cho đến khi máy bay chạy thất tốc trên đường băng. Còn người phi công kinh nghiệm thì thường tiếp đất ngay khi hết chế độ kéo
ngóc với vận tốc máy bay lớn hơn vận tốc thất tốc và đây chính là chiều dài yêu cầu. Quá trình “cải bằng máy bay” diễn ra rất nhanh sau khi tiếp đất.
Ở đây có nhiều hệ số có thể dự tính chiều dài đường hạ cánh trên mặt đất
phức tạp hơn chế độ cất cánh. Động năng máy bay giảm đi khi càng bắt đầu chạm đất và hệ thống phanh hoạt động, do vậy, hệ số ma sát lúc này sẽ bằng tổng hợp
các hệ số ma sát lăn, phanh và ảnh hưởng lớn bởi vận tốc và liệu đường băng khô hay ướt, ta xem đồ thị 2.14.
Các giá trị này chỉ có thể đạt được nếu tất cả các bánh xe có phanh với các
hệ thống chống trượt bánh hoàn hảo. Việc giảm tốc lớn nhất phụ thuộc vào sự
thoải mái của hành khách trên máy bay hoặc các lý do khác, và có thể có giới hạn
phanh. Hệ thống phanh chỉ có thể hoạt động sau khi tiếp đất cho nên sẽ có một
khoảng trễ khoảng 2s trước khi nó hoạt động tốt. Tương tự là hệ thống thổi ngược
của động cơ hay hệ thống giảm lực nâng (dạng như tấm cản lưng). Ma sát từ hệ
Hình 2.13: Sự biên thiên của lực ma sát giữa bánh xe và đường băng
2.6. Chế độ bay liệng( Virage )
2.6.1. Hệ số tải trọng
Hệ số tải trọng (kí hiệu là n) là tỉ số giữa khối lượng gia tăng trong quá
trình bay và khối lượng thực hay tỉ số giữa lực nâng và trọng lực máy bay.
(2.30)