Hệ trục gắn cố định với máy bay Cxbybzb có gốc C là khối tâm máy bay.

Một phần của tài liệu Cơ học vật bay (Trang 42 - 45)

- Quá trình cất cánh được chia thành 4 giai đoạn:

3. Hệ trục gắn cố định với máy bay Cxbybzb có gốc C là khối tâm máy bay.

Trục Cxb thường là trục dọc của máy bay , hướng về phía mũi. Trục Czb nằm

trong mặt phẳng đối xứng của máy bay, trục Czb hướng xuống dưới trong

trường hợp máy bay bay ngang. Trục Cyb hướng thẳng góc với mặt phẳng

Cxbzb và tạo thành một tam diện thuận

4.Hệ tọa độ không tốc Cxayaza có gốc ở khối tâm C, trục Cxa trùng với

không tốc V ( không tốc là vận tốc tương đối của khối tâm máy bay so với

môi trường không khí chưa bị nhiễu động bởi chuyển động máy bay) V=V∞ ,

khác với vận tốc Vk là vận tốc tuyệt đối của khối tâm máy bay Vk=VC ,

trường hợp không khí đứng yên V=Vk . Mặt phẳng Cxaya vuông góc với mặt

phẳng đối xứng của máy bay Cxbyb . Trục Cza vuông góc với mặt phẳng

Cxaya và tạo với các trục Cxa , Cya một hệ trục thuận.

5.Hệ tọa độ địa tốc hay hệ toạ độ quỹ đạo Cxkykzk có gốc ở khối tâm C,

vậy hệ toạ độ quỹ đạo chỉ phụ thuộc vào chuyển động khối tâm C mà không bị nghiêng ngả theo chuyển động máy bay, trục yk luôn nằm trong mặt

phẳng ngang

Chuyển động của máy bay có thể phân tích thành hai chuyển động cơ bản :

-Chuyển động theo là chuyển động tịnh tiến của hệ trục Cxfyfzf so với hệ

trục cố định Oxyz

-Chuyển động tương đối là chuyển động quay quanh khối tâm C

Để xác định hướng của máy bay trong không gian ta cần xác định hướng của

hệ trục gắn liền với máy bay Cxbybzb so với hệ trục tịnh tiến Cxfyfzf

Vị trí hệ trục Cxbybzb xác định hướng của máy bay có thể biểu diễn bởi ba

phép quay liên tiếp nhau, những góc quay này được gọi là góc quay Euler

Ở thời điểm ban đầu ta giải thiết hệ trục Cxbybzb trùng với hệ Cxfyfzf . Từ hệ

trục Cxfyfzf ta thực hiện ba phép quay sau đây

a. Quay hệ trục Cxfyfzf quanh trục Czf một góc hướng ψ đến hệ trục Cx1y1z1 b.Quay hệ trục Cx1y1z1 quanh trục Cy1 một góc chúc ngóc θ để đến trục

Cx2y2z2

c.Quay hệ trục Cx2y2z2 quanh Cx2 một góc nghiêng hoặc góc xoắn Φ để đến

hệ trục Cx3y3z3 , hệ trục này chính là hệ trục Cxbybzb . Các góc quay ψ, θ, Φ

này là góc quay Euler

Góc hướng ψ là góc giữa trục Cxf và hình chiếu của Cxb lên mặt phẳng

ngang

Góc chúc ngóc θ là góc giữa trục Cxb và mặt phẳng nằm ngang

Góc nghiêng Φ là góc làm giữa mặt phẳng đối xứng của máy bay Cxbzb với

mặt phẳng thẳng đứng chứa xb

Ngoài ra ta còn dùng các góc sau

Góc tấn α là góc giữa trục máy bay Cxb với hình chiếu của véctơ không tốc

α >0 nếu hình chiếu của V hướng xuống dưới so với Cxb

Góc cạnh β là góc giữa véctơ không tốc V với mặt phẳng đối xứng của máy

bay Cxbzb

β >0 nếu V nghiêng về phía dương của trục yb

Góc nghiêng quỹ đạo θk là góc giữa véctơ địa tốc Vk với mặt phẳng nằm

ngang Cxfyf

Góc nghiêng quỹ đạo φa là góc giữa mặt phẳng Cxaza với mặt phẳng thẳng

đứng chứa xa , trong trường hợp không có gió φa là góc xoay của hệ Cxayaza

đối với Cxkykzk quanh trục xk =xa

3.2. Ổn định tĩnh trong chuyển động dọc của máy bay

Một phần của tài liệu Cơ học vật bay (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)