Nhận biết ngôn ngữ cơ thể trong đàm phán

Một phần của tài liệu các nguyên tắc làm việc nhóm (Trang 35 - 36)

III. Những điều nên tránh trong giao tiếp ứng xử:

Nhận biết ngôn ngữ cơ thể trong đàm phán

Khi đàm phán, nếu chú ý đến ngôn ngữ cơ thể của đối phương, bạn sẽ “nghe” được nhiều điều mà có thể họ không trực tiếp nói ra. Hãy quan sát ngôn ngữ của toàn bộ cơ thể: đầu, cánh tay, bàn tay, thân, cẳng chân và bàn chân.

Khi đàm phán, nếu chú ý đến ngôn ngữ cơ thể của đối phương, bạn sẽ “nghe” được nhiều điều mà có thể họ không trực tiếp nói ra. Hãy quan sát ngôn ngữ của toàn bộ cơ thể: đầu, cánh tay, bàn tay, thân, cẳng chân và bàn chân.

Sự quan sát này sẽ giúp bạn nhận biết được thái độ của đối phương, chẳng hạn nội dung nào quan trọng và nội dung nào ít quan trọng hơn với họ.

Biết vị trí

Quan sát dễ dàng nhất là chỗ riêng của từng người. Tất nhiên, những người uy quyền nhất thường được dành cho những vị trí quan trọng nhất ở trong phòng. Ghế có uy lực nhất thường là ở đầu bàn.

Tạo ra mối liên hệ đầu tiên

Hãy bắt đầu mọi cuộc gặp với ngôn ngữ cơ thể và thể hiện sự nhiệt huyết của bạn. Nhìn vào mắt mọi người và bắt tay thật chặt. Hãy để phần giữa ngón cái và ngón trỏ chạm vào phần giữa ngón cái và ngón trỏ của đối phương. Nắm chặt chứ không siết chặt tay. Một cái lắc tay lên xuống và thể hiện bằng mắt là đủ. Một hoặc hai cái lắc nhẹ như vậy có thể thể hiện sự nhiệt tình, còn hơn nữa có thể làm đối phương cảm thấy không thoải mái.

Ở châu Mỹ, phụ nữ chào nhau có thể chạm cả hai tay cùng một lúc thay cho một cái bắt tay. Bắt tay không phải ở nơi nào cũng giống nơi nào. Người Đức bắt tay chỉ lắc lên xuống một lần. Người Pháp thường bắt một tay trong khi đặt tay kia lên vai người đối diện. Người Nhật có thể bắt tay trước khi cúi đầu chào.

Phán đoán sự lĩnh hội của đối phương

Nếu bạn chú ý đến ngôn ngữ cơ thể ngay từ đầu trong cuộc đàm phán, bạn có thể nắm bắt được

Một phần của tài liệu các nguyên tắc làm việc nhóm (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w