Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu thực tế tại Công ty Điện lực Hà Nội.

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Điện lực thành phố Hà Nội.docx (Trang 56 - 59)

- Tài khoản 331 Phải trả người bán.

2.2.2- Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu thực tế tại Công ty Điện lực Hà Nội.

Điện lực Hà Nội.

2.2.2.1- Phân loại nguyên vật liệu ở Công ty Điện lực Hà Nội.

Do hoạt động kinh doanh chính của Công ty là kinh doanh và vận hành lưới điện, lắp đặt và sửa chữa các thiết bị điện….

Vì vậy, không giống các doanh nghiệp sản xuất khác nguyên vật liệu được sử dụng chủ yếu trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp cũng mang những đặc thù riêng.

Nguyên vật liệu của Công ty gồm nhiều chủng loại khác nhau, có quy cách kích cỡ và đơn vị tính khác nhau nên được phân thành những loại khác nhau. Công ty tiến hành phân loại nguyên vật liệu căn cứ vào nội dung kinh tế và yêu cầu quản trị của doanh nghiệp, bao gồm các loại sau:

- Nguyên vật liệu phụ: cáp các loại, cột điện, hòm công tơ, hộp đầu cáp, cầu dao, cầu chì…

- Nhiên liệu: Xăng, dầu chạy phương tiện vận tải phục vụ công trình, phòng ban, xưởng đội. Dầu để phục vụ thay dầu máy biến áp

- Phụ tùng thay thế: công tơ điện, áp tô mát, cầu đo…

- Phế liệu thu hồi : các loại dây cũ, hòm công tơ cũ, xà sắt…

Việc phân loại nguyên vật liệu trên nhằm tổ chức tốt việc bảo quản nguyên vật liệu. Đây cũng là tiền đề tạo điều kiện thuận lợi cho công tác hạch toán chi tiết nguyên vật liệu, đảm bảo việc tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm.

2.2.2.2- Đánh giá nguyên vật liệu

*) Nguyên tắc đánh giá áp dụng tại Công ty.

Khi tiến hành đánh giá nguyên vật liệu Công ty đã tuân thủ các nguyên tắc như : nguyên tắc giá gốc, nguyên tắc thận trọng, nguyên tắc nhất quán và nguyên tắc hoạt động liên tục.

*) Giá vốn thực tế nguyên vật liệu nhập kho :

Giá nguyên vật liệu nhập kho được xác định theo từng nguồn nhập : - Giá NVL mua ngoài bao gồm : giá mua trên hoá đơn (không bao gồm thuế GTGT) chí phí vận chuyển, bốc dỡ bảo quản (nếu có).

VD: Ngày 8/12/2007 Công ty tiến hành mua 440 Cái Công tơ 1 pha 220V 10-40A của Công ty Thiết bị đo điện, và do công ty này vận chuyển đến tận kho Công ty với giá trên hoá đơn thuế GTGT là 105.000đ/cái, giá nguyên vật liệu nhập kho sẽ là 105.000đ/cái.

+ Trường hợp nguyên vật liệu nhập kho nhưng chưa có hoá đơn, đơn vị tạm tính giá nhập kho theo hợp đồng mua NVL hoặc lấy giá mua vào cùng loại của kỳ trước, khi có giá chính thức sẽ điều chỉnh lại.

- Giá nguyên vật liệu gia công, chế biến.

+ Giá nguyên vật liệu tự gia công, chế biến bao gồm : giá nguyên vật liệu thực tế xuất đi gia công, chế biến và chi phí gia công chế biến.

+ Giá nguyên vật liệu thuê ngoài gia công, chế biến bao gồm : giá thực tế nguyên vật liệu xuất gia công, chế biến, chi phí vận chuyển nguyên vật liệu đến nơi chế biến và từ nơi chế biến về đơn vị, chi phí thuê ngoài gia công, chế biến.

- Nguyên vật liệu phát hiện thừa trong kiểm kê : Căn cứ vào quyết định của Hội đồng thanh xử lý kiểm kê tài sản về xử lý kết quả của kiểm kê xác định chất lượng và giá cả của số nguyên vật liệu phát hiện thừa trong kiểm kê.

- Nguyên vật liệu xuất sử dụng còn thừa và nhập lại kho :

+ Nếu chất lượng của nguyên vật liệu xuất sử dụng còn thừa vẫn đảm bảo như chính phẩm thì sẽ lấy đơn giá khi xuất để tính giá nhập kho.

+ Nếu chất lượng không đảm bảo như chính phẩm thì phải lập biên bản để xác định chất lượng và giá trị nhập kho.

- Nhập nguyên vật liệu do được biếu tặng, viện trợ : Căn cứ vào giá thị trường trên thời báo hoặc đánh giá…

*) Giá vốn thực tế nguyên vật liệu xuất kho.

Công ty sử dụng phương pháp bình quân gia quyền tức thời để tính đơn giá nguyên vật liệu xuất kho. Theo phương pháp này thì sau mỗi lần nhập kho nguyên vật liệu(hay trước mỗi lần xuất) việc tính giá sẽ được thực hiện theo công thức sau :

ĐGBQ tức thời =

Trị giá NVL tồn kho cuối ngày(hoặc cuối kỳ) trước

chuyển sang

+

Trị giá NVL nhập kho đến thời điểm

xuất kho Số lượng NVL tồn kho cuối

Trị giá NVL

xuất kho = ĐGBQ tức thời X

Số lượng NVL xuất kho

Việc tính giá NVL xuất kho là tự động trên máy, kế toán chỉ cần nhập số lượng xuất kho. Giá xuất sẽ được máy tự động tính ngay sau đó.(Việc xây dựng cài đặt trong chương trình kế toán được tiến hành ngay từ đầu khi sử dụng phần mềm).

VD: Trong tháng 12 năm 2007 đối với công tơ 1 pha 220V 10-40A có tình hình nhập-xuất-tồn sau:

+ Tồn đầu kỳ: Số lượng 2438

Số tiền: 255.989.961

+ Nhập kho ngày: 8/12/2007 SL : 440 cái ĐG: 105.000 ST: 46.200.000

9/12/2007 SL : 1152 cái ĐG: 105.000 ST: 120.960.000

+ Xuất kho ngày 16/12/2007 SL : 300 cái sau khi nhập số lượng xuất kho máy sẽ tự động tính :

ĐGBQ xuất kho = 255.989.961 + (46.200.000 + 120.960.000) = 105.000 2438 + (440 + 1152) Trị giá NVL xkho = 105.000 x 300 = 31.500.000đ

- Trường hợp nhập xuất thẳng (thường là mua nguyên vật liệu đích danh cho một công trình nào đó) : Đơn vị vẫn phải làm thủ tục nhập xuất kho để tránh tình trạng sai sót và có giá đích danh cho nguyên vật liệu đó.

- Trường hợp nguyên vật liệu chuyên dùng cho XDCB tính giá cho số nguyên vật liệu thực tế xuất kho là giá đích danh của nguyên vật liệu đó.

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Điện lực thành phố Hà Nội.docx (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w