Phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ để tính toán tổng giá thành và giá thành đơn vị theo từng khoản mục chi phí quy định cho giá thành sản phẩm.
1.4.3.1. Phương pháp tính giá thành giản đơn.
Trên cơ sỏ số liệu chi phí sản xuất tập hợp được trong kỳ và chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ, kế toán tiến hành tính tổng giá thành của sản phẩm hoàn thành sản xuất trong kỳ theo công thức:
= + -
Sau đó tính giá thành đơn vị theo công thức: Zđvsp =
Trong đó:
Zđvsp: giá thành đơn vị sản phẩm
S : Khối lượng sảnphẩm hoàn thành sản xuất trong kỳ.
Phương pháp này thường được áp dụng cho các doanh nghiệp có quy trình sản xuất sản phẩm giản đơn, khép kín, tổ chức sản xuất nhiều, chu kỳ sản xuất ngắn.
1.4.3.2. Phương pháp tính giá thành phân bước.
* Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm ( Phương pháp kết chuyển chi phí).
Để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm ở giai đoạn sản xuất cuối cùng, kế toán giá thành căn cứ vào chi phí sản xuất đã được tập hợp theo từng giai đoạn sản xuất, tính giá thành nửa thành phẩm của từng giai đoạn, kết chuyển giá thành nửa thành phảm của giai đoạn trước sang giai đoạn sau một cách tuần tự cho đén giai đoạn cuối cùng.
Sơ đồ 8: Quy trình trên có thể biểu hiện qua sơ đồ sau:
Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 2 Chi phí NVL chính (bỏ vào một lần từ đầu)
Giá thành nửa thành phẩm (NTP) giai đoạn 1 chuyển sang Giá thành NTP giai đoạn n-1 chuyển sang
Chi phí sản xuất khác của giai đoạn 1 Chi phí sản xuất khác của giai đoạn 2 Chi phí sản xuất khác của giai đoạn n
Giá thành NTP giai đoạn 1 Giá thành NTP giai đoạn 2 Tổng giá thành thành phẩm
+ + +
Trình tự kế toán:
- Căn cứ vào tài liệu chi phí sản xuất đã tập hợp được của giai đoạn 1 và các tài liệu khác có liên quan để tính giá thành của nửa thành phẩm thao công thức:
Z1 = Cđk1 + Ctk1 - Cck1 Zđvsp1 =
Zđvsp1: giá thành đơn vị nửa thành phẩm giai đoạn 1
- Căn cứ vào giá thành thực tế giai đoạn 1 đã chuyển sang giai đoạn 2 và các chi phí sản xuất khác của giai đoạn 2 để tính giá thành của nửa thành phẩm giai đoạn 2:
Z2 = Z1 + Cđk2 + Ctk2 - Cck2 Zđvsp2 =
- Cứ như thế cho đến giai đoạn n (giai đoạn cuối). Zn (Ztp) = Zn-1 + Cđkn + Ctkn - Cckn
Ztp =
Phương pháp này áp dụng cho doanh nghiệp xác định đối tượng tính giá thành là nửa thành phẩm và thành phẩm.
*Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm ( phương pháp kết chuyển chi phí song song ).
Đầu tiên kế toán phải căn cứ vào số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ theo từng giai đoạn sản xuất, tính toán phần chi phí sản xuất của từng giai đoạn đó nằm trong giá thành của thành phẩm. Tiếp đến kết chuyển song song từng khoản mục chi phí để tập hợp chi phí tính tông giá thành và giá thành đơn vị.
Sơ đồ 9: Sơ đồ kết chuyển chi phí song song
Chi phí sản xuất phát sinh ở giai đoạn 1 Chi phí sản xuất phát sinh ở giai đoạn 2 Chi phí sản xuất phát sinh ở giai đoạn n Chi phí sản xuất của giai đoạn 1 trong thành phẩm Chi phí sản xuất của giai đoạn 2 trong thành phẩm Chi phí sản xuất của giai đoạn n trong thành phẩm
Giá thành sản xuất của thành phẩm
* Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ.
Phương pháp này vận dụng cho các doanh nghiệp trong quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm cùng sử dụng một loại nguyên vật liệu chính mà kết quả sản xuất thu được nhóm sản phẩm cùng loại có kích cỡ, quy cách khác nhau.
Đối tượng tập hợp chi phí: Tập hợp theo toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất ra nhóm sản phẩm cùng loại.
Theo phưong pháp này, căn cứ vào đặc điểm sản phẩm và các tài liệu định mức chi phí, dự toán chi phí để xác định tiêu chuẩn, tính tỷ lệ phân bổ giá thành (tiêu chuẩn có thể sử dụng là giá thành định mức, gía thành kế hoạch…)
Căn cứ tài liệu chi phí sản xuất đã tập hợp được cho cả nhóm sản phẩm cùng loại và tiêu chuẩn tính tỷ lệ phân bổ giá thành hàng tháng, ké toán xác định tỷ lệ phân bổ giá thành theo từng koản mục chi phí.
T% = 1 dk tk ck n i i C C C t = + − ∑ x 100 Trong đó: T% : Là tỷ lệ phân bổ giá thành Ti: tỷ lệ phân bổ theo lhoản mục i
Căn cứ vào tỷ lệ phân bổ giá thành và tiêu chuẩn của từng quy cách kích thước, từng thứ sản phẩm để tính giá thành của từng loại sản phẩm trong nhóm theo công thức: Za = 1 ( ) dk tk ck n i i i C C C Q h = + − ∑ x (Qa x ha) Zđvspa =
Trong đó:
Za : Tổng giá thành của sản phẩm A
Qi: Số lượng thực hiện của loại sản phẩm i. Hi; Hệ số giá thành quy \ước của sản phẩm i.
N: Số loại san phẩm thu được của quy trình cong nghệ đó. Zđvspa: Giá thành đơn vị sản phẩm a.
Ngoài các phương pháp trên còn có thể sử dụng các phương pháp khác như: Tính giá thành theo đơn dặt hàng, phương pháp trừ chi phí….