a. Trường hợp hàng mua và chứng từ mua hàng cùng về thì căn cứ vào thực tế kiểm nhận hàng, kế toán ghi :
Nợ TK 1561- Hàng hóa ( giá trị hàng hóa thực nhập kho ) Nợ TK 157- gửi bán hàng hóa ( gửi bán đại lý, gửi bán thẳng ) Nợ 632 – Giá vốn hàng bán ( giao bán thẳng trực tiếp)
Nợ TK 1331- Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111, 112, 331,… Giá thanh toán
b.Trường hợp hàng về chưa có chứng từ, tạm thời ghi hàng nhập theo giá tạm tính :
Nợ TK 1561- Hàng hóa ( thực tế nhập theo giá tạm tính) Có TK 331 ( ghi giá tạm tính chưa có thuế GTGT )
Khi nhận được bộ chứng từ của lô hàng này, kế toán ghi bút toán điều chỉnh và ghi nhận số thuế GTGT khấu trừ :
Nợ TK 133
Có TK 111, 112, 311, 331
c. Trường hợp chứng từ mua hàng về trước, kế toán lưu chứng từ đồng thời ghi bút toán :
Nợ TK 151 – hàng mua đang đi đường Nợ TK 133 – thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 311, 331
+ Kì sau, khi hàng về được kiểm nhận, căn cứ vào thực tế kiểm nhận, kế toán ghi :
Nợ TK 156, 157, 632 – Số hàng thực tế kiểm nhận Có TK 151 – Số hàng đã về theo chứng từ
d. Trường hợp mua được hưởng chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán hoặc giảm giá hàng hóa mua, kế toán ghi giảm giá trị hàng mua hoặc doanh thu tài chính
Nợ TK 331- Phải trả nhà cung cấp ( Khấu trừ nợ phải trả ) Nợ TK 111, 113 - Chiết khấu, giảm giá được hưởng đã nhận
Có TK 156 – Hàng hóa : Giảm giá và chiết khấu thương mại Có TK 515 – Chiết khấu thanh toán
Có TK 133 – Giảm thuế GTGT đầu vào
đ. Chi phí phát sinh trong quá trình mua hàng như : Chí phí vận chuyển bốc dỡ, tiền lưu kho, lưu bãi, tiền chi phí đi đường của bộ phận thu mua …theo dõi riêng ở TK 1562
Nợ TK 1562 Nợ TK 133
Có TK 111, 112, 141, 331,…
Sơ đồ II. 5 : Quy trình hạch toán nghiệp vụ mua hàng hóa tại công ty TNHH tập đoàn Phương Nhung