ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ KHOẢN PHẢI THU CỦA CÔNG TY

Một phần của tài liệu Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và thực trạng công tác quản trị khoản phải thu tại công ty dệt may hoà thọ.doc (Trang 30 - 32)

1. Ưu Điểm:

Với chính sách thu nợ như hiện nay của Công ty áp dụng đã phần nào mang lại hiệu quả làm giảm các khoản phải thu, vừa đảm bảo thu được nợ giảm tối đa các khoản nợ khó đòi nhưng vẫn đẩm bảo về mọi mặt cho Công ty như: uy tín, các mối quan hệ làm ăn lâu dài, khuyến khích khách hàng trả nợ, xây dựng tình cảm tốt đẹp giữa Công ty với khách hàng đảm bảo bí mật tài chính cho khách hàng và kích thích khách hàng đặt mua hàng hoá nhiều hơn nữa đảm bảo vị thế cạnh tranh của Công ty và tạo thông tin tốt cho các khách hàng mới tiềm năng muốn hợp tác làm ăn với Công ty trong tương lai.

Với chính sách bán tín dụng giản đơn như hiện nay Công ty đang áp dụng đã làm cho Công ty tiết kiệm được các khoản chi phí do việc bán hàng và các chi phí quản lý. Ngoài ra với chính sách tín dụng này Công ty đã làm cho kỳ thu tiền bình quân giảm đi rõ rệt, quản lý khoản phải thu cũng dễ dàng hơn.

2. Nhược Điểm:

Với chính sách thu nợ hiện nay của Công ty thì quá mềm dẽo đó lại có tác dụng ngược lại đối với những khách hàng thường xuyên trễ hạn, các khoản tiền bị khách hàng chiếm dụng quá lớn trong một thời gian dài làm mất đi chi phí cơ hội rất lớn, các khoản nợ tính theo lãi suất tăng thêm đối với khách hàng không mở tín dụng thường thấp và không mang về lợi ích cho Công ty.

Ngoài chế tài cưỡng chế bằng pháp luật đối với Công ty thì Công ty không còn một chế tài nào khác có hiệu quả hơn để buộc khách hàng trả tiền.

Với chính sách bán tín dụng hạn chế như hiện nay, Công ty đã không thể cạnh tranh nổi với các Công ty khác trên thị trường, chưa góp phần nâng cao vị thế cạnh tranh, gia tăng thị phần và các chính sách thường ít hấp dẫn hơn.

Chính sách tín dụng của Công ty xây dựng một cách giản đơn chủ quan chưa thấy hết được lợi ích cũng như thiệt hại từ các chính sách tín dụng đó, không dựa trên sự phân tích cân nhắc ảnh hưởng nào cả đến lợi nhuận của Công ty.

Chính sách thu nợ không chặt chẽ dẫn đến mất mát, thất thoát cho Công ty. Do đó, khi một bộ phận khách hàng trì hoãn thanh toán hoặc không thanh toán gây tổn thất cho Công ty.

3. Nhận Xét Chung:

Phương thức bán hàng hiện nay là mua đứt bán đoạn, song trong quá trình thanh toán Công ty vẫn chấp nhận cho khách hàng trả chậm với thời hạn không ổn định.

Chưa chú trọng đến việc phân tích yêu cầu tín dụng, đặc điểm tín dụng của Công ty chỉ đưa ra thời hạn tín dụng rất ngắn, tiêu chuẩn tín dụng cao, chưa nắm bắt theo dõi đặc điểm tín dụng của khách hàng.

Chính sách tín dụng chủ yếu hiện nay vẫn là các doanh nghiệp quốc dân có rất ít tín dụng được mở cho khách hàng ngoài quốc dân và việc thu tín dụng chỉ có phương pháp kích thích mà không có hình thức bắt buộc.

Với mục tiêu ngày càng nâng cao vị thế cạnh tranh, gia tăng thị phần và có hiệu quả trong hoạt động kinh doanh, Công ty cần xây dựng một cách hoàn thiệt hơn, phù hợp với chính sách bán tín dụng, để quản trị khoản phải thu có hiệu quả nhằm tăng cường cạnh tranh và gia tăng doanh số hơn nữa.

PHẦN III

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ KHOẢN PHẢI THU TẠI CÔNG TY DỆT MAY HOÀ THỌ.

I. CÁC CĂN CỨ ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ KHOẢN PHẢI THU. 1. Căn Cứ Vào Các Mục Tiêu Kinh Doanh Của Công Ty.

1.1. Mục tiêu hoạt động sản xuất của Công ty:

Để hoạt động kinh doanh được liên tục và hiệu quả không những cần phải kết hợp nhiều yếu tố, nhiều công đoạn, nhiều khâu và nhiều bộ phận hơn nữa để mang tính liên tục từ sản xuất đến tiêu thụ và mục tiêu cuối cùng vẫn là tối đa hoá lợi nhuận.

Trong những năm đến mục tiêu sản xuất của Công ty là đạt sản lượng sản xuất và tiêu thụ càng cao càng tốt, giảm tối đa lượng tồn kho và chi phí nguyên vật liệu là thấp nhất. Hiện nay, mặt hàng sợi của Công ty có chất lượng cao và có uy tín được khách hàng trong nước và nước ngoài tin dùng, sản lượng sản xuất sợi tăng lên không ngừng và mục tiêu đặt ra sẽ tăng vào năm 2004 là từ 150% ->200% để đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng và dự trữ. Ngành dệt may ít ưu thế hơn nên mục tiêu dặt ra chỉ từ 110% ->130% so với năm 2003. Với máy móc thiết bị mới sẽ hoạt động 100% công suất thiết kế và các mục tiêu đề ra hoàn toàn thực hiện được và có khả năng sẽ vượt kế hoạch.

1.2. Mục tiêu tài chính:

Trong năm tới mục tiêu thị phần của Công ty đặt ra là tăng từ 6,3% lên 7,2% vào năm 2004 và tỷ lệ gia tăng tỷ suất sinh lợi là 6,5% dựa trên tình hình kinh doanh của Công ty trong 3 năm qua và triển vọng kinh doanh của Công ty trong năm tới. Một vấn đề lớn của Công ty là tiếp tục mở rộng và xây dựng thêm nhà máy sợi phân xưởng III, với 40000 cọc sợi để sản xuất các loại sợi như: sợi Cotton, T/C sợi Polyester và các loại sợi khác nhưng vốn đầu tư lại rất hạn hẹp. Vì vậy, Công ty cần phải thu hồi vốn nợ càng nhanh càng tốt để đầu tư vào tài sản cố định. Vì điền kiện của Công ty thì không cho phép nguồn vốn bị chiếm dụng quá lớn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng sẽ cho khách hàng nợ bao nhiêu còn phụ thuộc vào chính sách tín dụng, thời hạn và chất lượng tín dụng của Công ty như thế nào. Đây là yếu tố để Công ty xem xét và quyết định cấp tín dụng cho khách hàng.

2. Căn Cứ Vào Đối Thủ Cạnh Tranh:

Việc các đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng đến việc cấp tín dụng của Công ty, tuy không lớn nhưng cũng có tác dụng ít nhiều đến chất lượng tín dụng mà Công ty đang thực hiện. Việc xác định mức chiết khấu cho khách hàng bao nhiêu % dựa vào công thức sau:

Lãi suất TGNH < CKđt < CKct < lãi suất tiền vay.

Trong đó: CKđt : là lãi suất chiết khấu của đối thủ cạnh tranh. CKct : là lãi suất chiết khấu của Công ty.

Việc xác định như công thức trên luôn cho ta một lãi suất chiết khấu cho khách hàng lớn hơn lãi suất của đối thủ cạnh tranh nhưng lại nhỏ hơn lãi suất tiền vay vừa kích thích khách hàng đến với chính sách tín dụng của Công ty vừa đảm bảo lợi ích trong chính sách chiết khấu. Nhưng vấn đề đặt ra là làm thế nào để biết được lãi suất chiết khấu của đối thủ áp dụng cho khách hàng. Mọi công ty đều muốn tăng thị phần của mình trên thị trường và luôn muốn có những khách hàng trung thành, thì việc chiết khấu căn cứ vào đối thủ cạnh tranh phải đi đôi với việc đảm bảo quyền lợi của Công ty một cách tốt nhất và an toàn nhất.

3. Căn Cứ Vào Khách Hàng:

Khách hàng là người trực tiếp hoặc gián tiếp tiêu thụ sản phẩm của Công ty và là người trực tiếp được Công ty cấp tín dụng. Để đưa ra một quyết định tín dụng hợp lý cho khách hàng, Công ty cần phải phân nhóm từng loại khách hàng, từng đặc điểm, cách thức mua hàng, uy tín và tài chính của khách hàng đó. Việc phân nhóm và chọn lựa khách hàng để cấp tín dụng là điều hết sức khó khăn nó vừa đảm bảo quyền lợ cho bên mua và bên bán thanh toán một cách hợp lý nhất và có lợi nhất. Tuỳ thuộc vào từng nhóm khách hàng mà Công ty có thể mở rộng chính sách đến mức vẫn có lợi nhuận ròng biên luôn luôn dương, điều đó sẽ tạo ra lượng sản phẩm tiêu thụ và thu tiền hiệu quả. Giảm thiểu tối đa tỷ lệ mất mát và vẫn khuyến khích được khách hàng trả nợ trong thời gian được hưởng chiết khấu.

Một phần của tài liệu Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và thực trạng công tác quản trị khoản phải thu tại công ty dệt may hoà thọ.doc (Trang 30 - 32)