III. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ KHOẢN PHẢI THU
8. Kiểm Tra, Giám Sát và Đánh Giá Quá Trình Thự Hiện
8.1. Kiểm tra, giám sát các tài khoản:
Kể từ ngày cấp tín dụng cho khách hàng bộ phận quản lý công nợ phải có trách nhiệm theo dõi và kiểm tra các tài khoản đó một cách cẩn thận để xem xét khách hàng đó có thực hiện đúng đầy đủ các yêu cầu đã thoả thuận trong hợp đồng hay không.
Việc kiểm tra, kiểm sát các tín dụng bao gồm những hồ sơ thích hợp và những tài liệu thu thập nhanh chóng. Những điền khoản quan trọng gồm những hồ sơ riêng cho khách hàng, bao gồm một hệ thống các hồ sơ có thứ tự, dễ dàng theo dõi những tài khoản không đúng hạn. Mức giới hạn tín dụng thường đặt ra cho những hồ sơ tài khoản một cách hợp lý, điều quan trọng là phải theo dõi những thói quen thực tế của khách hàng để biết họ nợ bao nhiêu và trả nợ như thế nào để có biện pháp xử lý.
8.2. Theo dõi những tài khoản không đúng hạn:
Việc theo dõi các khoản nợ không đúng hạn cho ta biết được các khoản nợ không đúng hạn, việc khách hàng trả nợ không đúng hạn có thể so các nguyên nhân sau:
Thứ nhất: Sự sao lãng từ phía khách hàng, họ không quan tâm đến việc thanh toán các khoản nợ quá hạn và cố tình chiếm dụng vốn của Công ty.
Thứ hai: Sự khó khăn về tài chính có thể do môi trường kinh doanh thay đổi làm cho khách hàng không thể ứng phó được, nên họ chậm thanh toán các khoản nợ quá hạn.
8.3. Công tác thu nợ:
Đối với các doanh nghiệp nhỏ có cấp tín dụng, khả năng thu nợ có thể phản ánh sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp đó. Mặc dù, việc bán chịu có thể thu được nhiều lợi nhuận nhưng lại mang nhiều rủi ro do sự thanh toán trễ hạn và việc chạy nợ và các trường hợp xuất hiện theo sau đó như:
- Một khoản nợ càng lâu càng khó đòi.
- Tập trung vào việc theo dõi và thu nợ làm giảm thời gian thực hiện nhiệm vụ khác. - Những khách hàng trước đây không muốn đến mua hàng vì ngại gặp chủ nợ trước. - Những khoản nợ quá hạn làm ứ đọng vốn làm chậm quay vòng vốn.
Do đó, hiện nay những khoản nợ quá hạn, Công ty cần lập bảng theo dõi những khoản nợ thu ít nhất một tháng một lần, tập trung cho các khoản nợ quá hạn, những khoản nợ được ghi nhiều lần trên sổ sách càng ít có khả năng thu hồi.
3,5% 1 - 3,5% K%
Lời Kết
Qua thời gian thực tập tại công ty dệt may Hoà Thọ, em đã hiểu phần nào về công tác quản trị tài chính của Công ty. Vấn đề tài chính là một vấn đề nhạy cảm của tất cả các doanh nghiệp và là một trong những vấn đề quan trọng nhất của mọi doanh nghiệp. Việc quản trị tài chính tốt và hiệu quả sẽ là nguồn lực mạnh mẽ để Công ty tiếp tục phát triển. Do thời gian thực tập quá ngắn ngủi và trình độ năng lực của em còn nhiều hạn chế nên nhìn nhận vấn đề một cách còn hời hợt, chưa đi sâu vào những vấn đề chính quan trọng, nên đề tài của em còn nhiều thiếu sót và hạn chế. Em kính mong các cô chú trong phòng kế toán, phòng tổ chức hành chính và nhiều bộ phận khác cùng thầy hướng dẫn đề tài bổ sung góp ý để đề tài của em được hoàn thiện hơn nữa.
Trong thời gian thực tập em đã được các cô chú trong Công ty và đặc biệt là thầy hướng dẫn đề tài GV: Hồ Tấn Tuyến, đã giúp đỡ và tạo điền kiện để em hoàn thành đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn thầy, cảm ơn các cô chú trong Công ty và chúc thầy và các cô chú dồi dào sức khoẻ.
Đà Nẵng; tháng 6/2004.
Sinh viên thực hiện
MỤC LỤC
Trang Lời mở đầu
PHẦN I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KHOẢN PHẢI THU
I. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ, MỤC TIÊU VÀ CHỨC NĂNG CỦA QT TÀI CHÍNH...1
1. Khái Niệm Của Quản Trị Tài Chính...1
2. Vai Trò Của Nhà Quản Trị Tài Chính...1
3. Mục Tiêu Của Quản Trị Tài chính...1
4. Chức Năng Của Quản Trị Tài Chính...1
5. Những Vấn Đề Cơ Bản Của Quản Trị Vốn Luân Chuyển...3
II. QUẢN TRỊ KHOẢN PHẢI THU...5
1.Khái Niệm Và Sự Tồn Tại Của Khoản Phải Thu...5
2. Mục Đích Của Khoản Phải Thu...5
3.Các Biến Số Của Một Chính Sách Tài Chính...6
4. Các Yếu Tố Anh Hưởng Đến Khoản Phải Thu...8
5. Theo Dõi Khoản Phải Thu...9
6. Phân Tích Các Thông Số Tài Chính...10
PHẦN II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ KHOẢN PHẢI THU TẠI CÔNG TY DỆT MAY HOÀ THỌ. A. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY DỆT MAY HOÀ THỌ...12
I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN...12
1. Giới Thiệu Về Công Ty...12
2. Lịch Sử Hình Thành và Phát Triển...12
II. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÔNG TY...13
1. Chức Năng Của Công Ty...13
2. Nhiệm Vụ Và Quyền Hạn Của Công Ty...13
III. CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÁC PHÒNG BAN...14
1. Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý...14
2. Nhiệm Vụ và Quyền Hạn của các Phòng Ban...15
IV. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH ...16
1. Môi Trường Vĩ Mô...16
2. Môi Trường Vi Mô...18
V. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN LỰC CỦA CÔNG TY...20
1. Nguồn Nhân Lực Của Công Ty...20
2. Cơ Sở Vật Chất Của Công Ty...22
3. Tình Hình Hoạt Động Sản Xuất...24
4. Phân Tích Tình Hình Tài Chính Của Công Ty...27
5. Phân Tích Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh...30
B. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ KHOẢN PHẢI THU TẠI CÔNG TY...33
I. HOẠT ĐỘNG BÁN TÍN DỤNG HIỆN TẠI CỦA CÔNG TY...33
1. Đối Tượng Khách Hàng Bán Tín Dụng...33
2. Chính Sách Tín Dụng của Công ty...33
II. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ KHOẢN PHẢI THU CỦA CÔNG TY...36
1. Ưu Điểm...36
2. Nhược Điểm...37
3. Nhận Xét Chung...37
PHẦN III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ KHOẢN PHẢI THU TẠI CÔNG TY DỆT MAY HOÀ THỌ. I. CÁC CĂN CỨ ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ KHOẢN PHẢI THU...38
1. Căn Cứ Vào Các Mục Tiêu Kinh Doanh Của Công Ty...38
2. Căn Cứ Vào Đối Thủ Cạnh Tranh...38
3. Căn Cứ Vào Khách Hàng...39
II. XÁC ĐỊNH CHI PHÍ CƠ HỘI VỐN CỦA CÔNG TY...39
1. Xác Định Tỷ Trọng Vốn...39
2. Xác Định Doanh Thu Tăng Thêm...40
3. Xác Định và Tập Hợp Chi Phí Biến Đổi...40
III. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ KHOẢN PHẢI THU ...41
1. Xác Định Mục Tiêu Quản Trị Khoản Phải Thu...41
2. Phân Nhóm Khách Hàng...41
3. Đặc Điểm Tín Dụng Của Khách Hàng...41
4. Thông TinPhản Ứng của Khách Hàng về Chính Sách Tín dụng Mới...43
5. Xây Dựng Chính Sách Tín Dụng...44
6. Sử Dụng Chiết Khấu Như Là Một Công Cụ Để Đòi Nợ...52
7. Tài Trợ Vốn Bằng Thế Chấp và uỷ Nhiệm Khoản Phải Thu...52
8. Kiểm Tra, Giám Sát và Đánh Giá Quá Trình Thự Hiện...54
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Đà Nẵng, ngày ... tháng ... năm 2004 Ký tên (ghi rõ họ tên)
Nhận xét của giáo viên phản biện ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Đà Nẵng, ngày ... tháng ... năm 2004 Ký tên (ghi rõ họ tên)
Nhận xét của cơ quan thực tập ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Đà Nẵng, ngày ... tháng ... năm 2004 Ký tên đóng dấu (ghi rõ họ tên)