Tình hình lao động của nhà máy

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình công tác tiền lương, tiền thưởng ở Nhà máy Xi măng Lưu Xá.docx (Trang 39 - 43)

II. PHÂN TÍCH CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG, TIỀN THƯỞNG CỦA NHÀ MÁY

1. Tình hình lao động của nhà máy

1.1. Số lượng, chất lượng lao động

Lao động là yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đảm bảo đủ số lượng và chất lượng lao động là điều cơ bản quyết định sự thành công của mọi hoạt động của nhà máy. Nó là yếu tố quyết định đến kết quả sản xuất kinh doanh, nếu thiếu yếu tố này hoạt động sản xuất kinh doanh không thể tiến hành được. Muốn quản lý lao động tốt nhà quản lý phải phân chia lực lượng lao động của mình ra từng nhóm theo các tiêu thức khác nhau. Sau đây là bảng cơ cấu lao động của Nhà máy qua 2 năm 2004-2005.

Bảng 3: Cơ cấu lao động của nhà máy

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005

1. Tổng số lao động 594 100 567 100

- Lao động gián tiếp 42 7,1 41 7,2

- Lao động trực tiếp 483 81,3 453 79,9 - Lao động phục vụ 69 11,6 73 12,9 2. Độ tuổi lao động 594 100 567 100 18 đến dưới 30 267 44,9 262 46,2 30 đến 40 173 29,1 174 30,7 40 đến 50 108 18,2 105 18,5 > 50 46 7,8 26 4,6 3. Trình độ lao động 594 100 567 100 - Đại học 65 10,9 68 12 - Cao đẳng, trung cấp 61 10,3 58 10,2 - CNKT, sơ cấp 290 48,8 289 51 - Lao động phổ thông 178 30 152 26,8 4. Trình độ bậc thợ 493 100 479 100 Trong đó bậc 1 đến 3 279 56,6 272 56,8 4 đến 5 162 32,9 154 32,2 6 đến 7 52 10,5 53 11 (Nguồn: Phòng TC-HC)

Qua bảng ta nhận thấy, qui mô lao động của nhà máy có xu hướng giảm dần qua các năm, năm 2005 so với năm 2004 giảm 27 người, điều này cho thấy qui mô sản xuất của nhà máy không được mở rộng.

Trình độ cán bộ công nhân viên của nhà máy tương đối cao. Tỷ lệ đội ngũ gián tiếp của nhà máy chiếm 7,2% là tương đối hợp lý với thực trạng của nhà máy. Trong tương lai nếu không xây dựng và mở rộng sản xuất thì không cần tăng đội ngũ này thêm nữa.

+ Đại học: Năm 2004 chiếm 10,9%; năm 2005 chiếm 12%, chủ yếu bố trí vào công tác quản lý tại các phòng ban, phân xưởng.

+ Cao đẳng, trung cấp: chiếm tỷ lệ 10,2%, chủ yếu làm công tác chuyên môn tại các phònng ban, phân xưởng.

+ Công nhân kỹ thuật, sơ cấp: Do đặc thù của nhà máy đội ngũ công nhân kỹ thuật, sơ cấp chiếm tỷ lệ cao hơn so với lực lượng khác. Năm 2004 chiếm 48,8%; năm 2005 chiếm 51% bố trí làm việc tại các phân xưởng sản

xuất chính (PX nguyên liệu, lò nung, thành phẩm). Ngoài ra bố trí làm kỹ thuật viên tại các phòng ban, phân xưởng.

+ Lao động phổ thông: Năm 2004 chiếm 30%; năm 2005 chiếm 26,8%, bố trí làm việc tại các phân xưởng sản xuất chính trong các công đoạn đồng nhất sơ bộ nguyên vật liệu đầu vào, đóng vào, bốc bao xi măng. Số lao động phổ thông năm 2005 so với năm 2004 giảm do nghỉ chế độ.

Trình độ tay nghề của cán bộ công nhân viên nhà máy tương đối ổn định có hệ số bậc thợ bình quân là 3,02, đáp ứng được dây truyền công nghệ hiện tại của nhà máy.

Bảng 4: Cơ cấu lao động phân theo giới tính

Chỉ tiêu Tổng Năm 2004Nữ % Tổng Năm 2005Nữ %

Tổng lao động 594 222 37,4 567 211 37,2

Lao động gián tiếp 42 23 54,8 41 24 58,5

Lao động trực tiếp 483 142 29,4 453 129 28,5

Lao động phục vụ 69 57 82,6 73 58 79,5

(Nguồn: Phòng TC-HC)

Lao động trực tiếp phải làm việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại nên tỷ lệ lao động trực tiếp là nữ mặc dù còn chiếm tỷ lệ cao nhưng có xu hướng giảm dần, năm 2004 là 29,4%; năm 2005 giảm xuống còn 28,5%. Nhà máy cũng cần có chủ trương chuyển dần số lao động nữ này sang làm việc khác qua nhiều phương án: Mở rộng sản xuất có công việc đòi hỏi lao động nhẹ.

1.2. Tình hình sử dụng thời gian lao động

Bảng 5: Tình hình sử dụng thời gian lao động của nhà máy

TT Chỉ tiêu Đơn vị 2005 Tỷ lệ %

I Số lao động bình quân năm Người 539

II Ngày công bình quân 1 tháng trong năm Công

1 Ngày công theo lịch dương (1x30,42) Công 16.396

2 Ngày nghỉ lễ, tết… (1x5) Công 2.695

3 Ngày làm việc danh nghĩa theo chế độ (1-2) Công 13.701 III Số ngày nghỉ bình quân 1 tháng trong năm Công

5 Trong đó: Nghỉ phép Công 673 5,5

6 Nghỉ thai sản Công 80 0,7

7 Nghỉ hội họp, học tập Công 427 3,5

8 Nghỉ ốm Công 294 2,4

9 Nghỉ tai nạn lao động Công 60 0,5

IV Số ngày làm việc thực tế BQ 1 tháng theo chế độ (3-4)

Công 12.167 100 V Số ngày làm việc thực tế BQ 1 tháng trong

năm

Công VI Số ngày làm việc thực tế BQ 1 tháng trong

năm (IV+V)

Công 12.167 VII Số ngày làm việc thực tế BQ của 1

CNV/tháng (VI:I)

Công 22,5

(Nguồn: Phòng TC-HC)

Sử dụng thời gian lao động của người lao động là yếu tố hết sức quan trọng làm tăng khối lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Qua bảng sử dụng thời gian lao động của nhà máy ta thấy ngày công vắng mặt năm 2005 chiếm 12,6%, chủ yếu là công nghỉ phép (chiếm 5,5%), do đặc thù là công nhân làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nên ngày công nghỉ phép được sử dụng tuyệt đối.

Do đặc điểm nhà máy là dây chuyền sản xuất liên tục, nhà máy khai thác triệt để về thời gian lao động theo quy định.

+ Đối với công nhân trực tiếp sản xuất: Các phân xưởng sản xuất chính và phòng công nghệ, thời gian làm việc 3 ca liên tục vào các ngày trong tuần kể cả thứ bảy, chủ nhật trừ các ngày lễ tết, được nghỉ 1 ngày trong tuần. Mỗi ca làm việc 8 giờ trong ngày, thời gian sử dụng 24 giờ/ngày.

+ Đối với công nhân phục vụ và cán bộ quản lý: thời gian làm việc 48 giờ/tuần, được nghỉ vào ngày chủ nhật. Nhưng do đặc thù hoạt động kinh doanh của nhà máy nên một số bộ phận làm cả chủ nhật (luân phiên) sau đó được nghỉ bù vào các ngày kế tiếp trong tuần.

1.3. Năng suất lao động

Năng suất lao động là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả lao động. Năng suất lao động là "Sức lao động cụ thể có ích". Nó nói lên kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có mục đích của con người trong một đơn vị thời gian.

Bảng 6: Năng suất lao động qua các năm

TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 20004 Năm 2005 2005/2004

(%)

TH TH

1 Doanh thu Nghìn đồng 57.447.067 57.653.230 100,4

2 Lao động bình quân Người 576 539 93,6

3 Quỹ tiền lương Nghìn đồng 7.788.961 8.774.821 112,7 4 Năng suất lao động Ng.đ/người 99.734 106,963 107,2 5 Thu nhập bình quân đ/tháng/người 1.126.875 1.356.651 120,4

(Nguồn: Phòng TC-HC)

Năng suất lao động bình quân của nhà máy được tính bằng giá trị (theo doanh thu). Năng suất lao động được tính theo công thức:

Wth =

Trong đó: DTth : Tổng doanh thu thực hiện trong kỳ Lđb: số lao động bình quân trong kỳ

Qua bảng năng suất lao động qua các năm ta thấy: Năng suất lao động của năm 2005 tăng so với năm 2004 là 7,5%. Số lao động giảm 37 người (giảm 6,4%). Năng suất lao động năm 2005 tăng là do doanh thu tăng 0,4% so với năm 2004 mặc dù số lượng lao động giảm. Như vậy có thể nói nhà máy đã chú trọng đến khâu định biên lao động, cải tiến kỹ thuật để tăng năng suất lao động, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nên thu nhập bình quân năm 2005 tăng so với năm 2004 là 229.776 đồng/người/tháng (tăng 20,4%).

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình công tác tiền lương, tiền thưởng ở Nhà máy Xi măng Lưu Xá.docx (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w