3. Phân tích cấu trúc nguồn vốn tại công ty
3.1. Phân tích tính tự chủ về tài chính của công ty
Tính tự chủ về tài chính của doanh nghiệp phản ánh năng lực tài chính, khả năng chủ động của doanh nghiệp về nguồn vốn sử dụng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp, thể hiện qua các chỉ tiêu tỷ suất nợ và tỷ suất tự tài trợ. Căn cứ vào các chỉ tiêu phản ánh tính tự chủ về tài chính và số liệu của công ty ta có bảng tính các chỉ tiêu phân tích tính tự chủ của công ty.
Bảng 5: Phân tích tính tự chủ về tài chính của công ty giai đoạn 2007-2009
Đvt: Đồng Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009 A. Nợ phải trả Đồng 106,476,947,936 110,134,447,057 88,743,723,822 I. Nợ ngắn hạn Đồng 63,859,158,168 66,026,607,549 50,077,806,567 II. Nợ dài hạn Đồng 42,617,789,768 44,107,839,508 38,665,917,255 B. Vốn chủ sở hữu Đồng 5,013,754,027 4,467,800,011 23,857,274,159
Tổng nguồn vốn Đồng 111,490,701,963 114,602,247,068 112,600,997,981 1. Tỷ suất nợ (=A/Tổng nguồn vốn) % 95.50 96.10 78.81 - Tỷ suất nợ ngắn hạn % 57.28 57.61 44.47 - Tỷ suất nợ dài hạn % 38.23 38.49 34.34 2. Tỷ suất tự tài trợ (=B/tổng nguồn vốn) % 4.50 3.90 21.19 3. Tỷ suất Nợ/Vốn CSH (=A/B) Lần 21.24 24.65 3.72
(Nguồn: Báo cáo tài chính CTCP Dệt Hòa Khánh – Đà Nẵng)
Bảng phân tích số 5 cho thấy các chỉ tiêu phản ánh tính tự chủ năm 2007- 2008 ít thay đổi nhưng năm 2009 lại thay đổi rõ rệt theo chiều hướng tốt. Nguyên nhân sự biến động mạnh các chỉ tiêu phản ánh tính tự chủ năm 2009 là do vốn chủ tăng mạnh và đồng thời nợ vay cũng giảm mạnh.
Năm 2007 toàn bộ tài sản của công ty được tài trợ bởi 95,5% từ nguồn vốn vay nợ và 4,5 % là từ nguồn vốn chủ. Như vậy, nợ phải trả gấp hơn 21 lần vốn chủ, chứng tỏ tính tự chủ về tài chính của công ty là rất thấp, vốn sử dụng cho kinh doanh của công ty hầu như là phụ thuộc hoàn toàn vào bên ngoài. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là doanh nghiệp mới nhận quyết định và bắt đầu tiến hành cổ phần hóa vào cuối năm 2005 kéo dài qua năm 2006, năm 2007 là năm đầu tiên hoạt động theo mô hình CTCP, phần vốn mà các cổ đông góp chỉ dừng lại ở mức trên 3 tỷ đồng. Do đó, hoạt động của công ty chủ yếu được tài trợ bởi nguồn vốn vay. Đến năm 2008, tình hình chẳng mấy thay đổi thậm chí còn theo chiều hướng tệ hơn do năm nay là năm đặc biệt khó khăn, đó là lạm phát tăng cao, giá cả đầu vào tăng, chi phí tài chính tăng cao, giá cả đầu ra mà thị trường chấp nhận không tăng kịp với tỷ lệ tăng của chi phí đầu vào. Đồng thời do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu, suy giảm kinh tế, sức mua giảm mạnh làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong cả nước, và ngành dệt may không nằm ngoài sự ảnh hưởng đó thậm chí là còn chịu ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng (nhiều doanh nghiệp đình trệ sản xuất, thu hẹp sản xuất, ngừng sản xuất hoặc phá sản). Doanh nghiệp hoạt động chủ yếu dựa vào vốn vay nên trong hoàn cảnh khó khăn chung trên, với chi phí lãi vay tăng chiếm chủ yếu trong giá thành sản phẩm nên doanh nghiệp chưa đủ bù đắp các khoản lãi tài chính cũng như chi phí sản xuất để duy trì hoạt động chứ chưa nói đến việc hoàn trả nợ vay nên tỷ suất nợ tăng cao là không thể tránh khỏi.
Cho nên ta kết luận tính tự chủ trong giai đoạn 2007- 2008 của công ty rất kém, hoạt động sản xuất kinh doanh được duy trì hầu hết phụ thuộc từ vốn vay bên ngoài.
Năm 2009 lại là năm có thay đổi đột biến, tính tự chủ của công ty có chiều hướng tăng lên rõ rệt, trong cơ cấu vốn nợ vay giảm giảm đáng kể, vốn chủ đã tăng lên gần 5 lần so với năm 2007, nguyên nhân của vấn đề này được hiểu:
- Công ty đã ổn định hoạt động sau thời gian dài chịu sự tác động cả nhân tố bên trong cũng như môi trường bên ngoài (thay đổi hình thức sở hữu tiến hành cổ phần hóa, chịu tác động của thiên tai cơn bão Xangsen, di dời vào khu công nghiệp Hòa Khánh, chịu tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu cũng như lạm phát tăng cao..), do đó công ty đã trả được một phần nợ vay (trả 6 tỷ đồng cho DATC ) làm giảm bớt nợ trong cơ cấu vốn.
- Nguyên nhân chính làm tăng vốn chủ là ngày 22/7/2009 đơn vị tiến hành Đại Hội cổ đông bất thường , thông qua phương án phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ:
số lượng cổ phiếu phát hành thêm 1.648.243 cổ phần, tổng giá trị phát hành 16.482.430.000 đồng. Trong đó, phát hành cho cổ đông hiện hữu : số lượng 351.757 cổ phần, tỷ lệ thực hiện quyền đối với cổ đông hiện hữu là 1:1. Góp vốn bằng tiền mặt. Phát hành cho DATC số lượng 1.248.243 cổ phần. Hình thức góp vốn : chuyển nợ phải trả thành vốn góp. Chính quyết định này đã làm cho vốn chủ tăng hơn 15 tỷ và nợ giảm hơn 12 tỷ. Phát hành cho nhà đầu tư khác 48.243 cổ phần, nhận vốn góp bằng tiền mặt.
Trước khi phát hành cơ cấu vốn của công ty
Đơn vị / Cá nhân có sở hữu tại DN Số tiền ( VNĐ) Tỷ lệ % trong tổng VCSH
Cp bán ưu đãi cho người LĐ trongDN 2.810.406.000 79,9%
Cổ phần bán đấu giá công khai 707.164.000 20,1%
Cộng 3.517.570.000 100%
- Như vậy, sau khi phát hành cổ phiếu hoàn thành, vốn điều lệ tăng lên 20 tỷ đồng. Cơ cấu cổ đông như sau
Đơn vị/ Cá nhân có sỡ hữu tại DN Số tiền (VNĐ) Tỷ lệ % trong tổng VCSH
Cty mua bán nợ và TS tồn đọng của DN 12.482.430.000 62,41%
Cổ đông hiện hữu 3.517.570.000 17,59%
Các cổ đông khác mua CP theo hình thức
thỏa thuận 4.000.000.000 20,00%
Cộng 20.000.000.000 100%
Tóm lại, trong năm 2009 công ty đã tăng vốn chủ nhiều lần, giảm rất lớn giá trị các khoản nợ, cải thiện tính tự chủ rõ rệt. Mặc dù vậy nhưng tỷ suất nợ của công ty qua các năm vẫn ở mức khá cao (thường trên 50%) trong khi đó thì tỷ suất nợ mà ngân hàng đưa ra cho doanh nghiệp đều ở mức từ 50 – 55%, tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu tối đa là 2 lần (Nguồn: phòng tín dụng ngân hàng VIETCOMBANK). Chính vì lẽ đó mà công ty khó có thể vay thêm được nợ. Thậm chí năm 2007 ngân hàng Đầu tư Hải Vân và ngân hàng Công thương Liên Chiểu đã dừng cho vay, bán nợ của doanh nghiệp cho công ty mua bán nợ DATC, ngân hàng Quân đội hạn chế tín dụng với doanh nghiệp. Qua năm 2008 tình hình khó khăn hơn nên Ngân hàng Ngoại thương cũng có biện pháp thu hẹp giảm dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp.
Từ bảng 5 ta thấy nợ phải trả có sự biến động rất lớn làm thay đổi hoàn toàn bức tranh tài chính của công ty trong năm 2009, vậy để hiểu sâu nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi lớn nợ phải trả, ta tiến hành phân tích cơ cấu nợ phải trả của công ty.
Bảng 6: Cơ cấu nợ phải trả của công ty trong giai đoạn 2007-2009
Đvt: Đồng
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Chênh lệch 08/07 Chênh lệch 09/08 Chênh lệch % Chênh lệch % I. Nợ ngắn hạn 63,859,158,168 66,026,607,549 50,077,806,567 2,167,449,381 3.39 (15,948,800,982) (24.16) 1. Vay ngắn hạn 40,952,257,883 38,659,749,929 34,583,796,215 (2,292,507,954) (5.60) (4,075,953,714) (10.54) 2. Phải trả người bán 7,088,706,099 20,986,659,772 10,370,377,185 13,897,953,673 196.06 (10,616,282,587) (50.59) 3. Người mua trả tiền trước 1,373,368,569 1,555,670,050 397,405,619 182,301,481 13.27 (1,158,264,431) (74.45) 4. Thuế và các khoản phải nộp NN 2,197,528,507 3,107,138,665 3,198,600,819 909,610,158 41.39 91,462,154 2.94 5. Phải trả người lao động 497,801,577 1,087,393,456 1,080,477,207 589,591,879 118.44 (6,916,249) (0.64) 6. Chi phí phải trả 10,876,488,822 - - (10,876,488,822) (100.00) - - 6. Phải trả phải nộp khác 873,006,711 629,995,677 447,149,522 (243,011,034) (27.84) (182,846,155) (29.02) II. Nợ dài hạn 42,617,789,768 44,107,839,508 38,665,917,255 1,490,049,740 3.50 (5,441,922,253) (12.34) 1. Phải trả dài hạn người bán 2,808,090,909 1,963,764,913 1,629,304,576 (844,325,996) (30.07) (334,460,337) (17.03) 2. Vay và nợ dài hạn 39,574,039,285 41,838,771,013 36,690,658,333 2,264,731,728 5.72 (5,148,112,680) (12.30) 3. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 235,659,574 305,303,582 345,954,346 69,644,008 29.55 40,650,764 13.31 Tổng nợ phải trả 106,476,947,936 110,134,447,057 88,743,723,822 3,657,499,121 3.44 (21,390,723,235) (19.42)
(Nguồn: Báo cáo tài chính CTCP Dệt Hòa Khánh – Đà Nẵng)
Qua bảng trên ta thấy tổng nợ phải trả giảm rất mạnh qua 3 năm, giảm hơn 20 tỷ đồng. Sự thay đổi mạnh này là do nợ ngắn hạn và nợ dài hạn giảm mạnh. Đặc biệt, giảm mạnh nhất là nợ ngắn hạn. Điều này được giải thích:
Nợ ngắn hạn của công ty giảm mạnh chủ yếu là do sự sụt giảm nhanh chóng của chi phí phải trả, vay ngắn hạn. Nguyên nhân :
- Chi phí phải trả (phát sinh từ khoản nợ của NH Công thương Liên Chiểu và NH Đầu tư Hải Vân) là 10.876.488.822 đồng năm 2007 lại giảm còn 0 đồng cuối năm 2008 nguyên nhân là cuối năm 2008, DATC mua nợ của công ty từ ngân hàng Đầu tư và ngân hàng Công thương với khoản nợ là 64.723.676.282 đồng. Trong đó :
+ Nợ gốc : 47.085.438.555 đồng.
+ Nợ lãi : 17.638.237.727 đồng (gồm nợ lãi của năm 2007 là 10.876.488.822 đồng và nợ lãi năm 2008 là 6.761.748.900 đồng)
DATC miễn trách nhiệm trả lãi cho đơn vị :16.815.467.948 đồng. Cho nên chi phí phải trả còn 0 đồng. Phần nợ lãi còn lại là 822.769.779 đồng , chuyển thành nợ dài hạn bởi vì phần nợ lãi trên công ty chưa thanh toán được để treo từ năm này qua năm khác.
DATC chuyển nợ gốc thành vốn góp tại công ty : 12.482.430.000 đồng. Công ty đã tiến hành phát hành cổ phần cho DATC, hiện nay DATC là cổ đông lớn nhất của công ty chiếm 62,41% cổ phần.
- Vay ngắn hạn giảm hơn 6 tỷ đồng do công ty tiến hành trả nợ hơn 2 tỷ đồng cho NH Đầu tư trong năm 2008. Nợ vay ngắn hạn giảm mạnh trong năm 2009 là vì sau khi DATC mua nợ từ NH Công thương và NH Đầu tư đã chuyển tất cả nợ ngắn hạn của công ty đối với khoản nợ mua này sang nợ dài hạn.
- Phải trả người bán biến động trái chiều qua từng năm cũng ảnh hưởng đến mức độ biến động của nợ ngắn hạn : Khoản PTNB tăng mạnh trong năm 2008 do tình hình kinh tế suy thoái dẫn đến nhu cầu về sản phẩm may mặc giảm đi đáng kể, nên doanh nghiệp cũng khó khăn trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm ,quay vòng vốn chậm, sản xuất ra mà khó tiêu thụ thu hồi vốn đầu tư do thế doanh nghiệp tăng cường chiếm dụng vốn và trì hoãn thanh toán để đảm bảo vốn duy trì hoạt động. Mặt khác, doanh nghiệp khó khăn về các khoản vay, vốn lưu động đang còn thiếu, tiền mặt không đủ để đảm bảo thanh toán tức thời nên doanh nghiệp gia tăng chiếm dụng vốn của nhà cung cấp để có vốn tái đầu tư sản xuất. Giảm mạnh năm 2009 vì sau khi tái cơ cấu doanh nghiệp và DATC thành cổ đông chính nguồn vốn của doanh nghiệp cải thiện đáng kể, kéo theo đó là những tiến bộ đáng kể trong quá trình hoạt động kinh doanh, phần nào cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp, với sự khởi sắc đó, doanh nghiệp cũng được ngân hàng VIETCOMBANK nâng mức dư nợ tín dụng lên nhằm đảm bảo vốn lưu động cho quá trình sản xuất. Do đó doanh nghiệp đã có vốn hoạt động và trả lượng lớn khoản nợ chiếm dụng của nhà cung cấp từ năm trước vì không thể trì hoãn lâu vì đây chỉ là nợ ngắn hạn, mặt khác đó là những bạn hàng lâu năm doanh nghiệp còn phải duy trì uy tín để làm ăn lâu dài.
Trong khi nợ ngắn hạn chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng nợ của công ty thì nợ dài hạn lại chiếm tỷ trọng nhỏ hơn (thường dưới 45% tổng nợ). Nợ dài hạn tăng lên năm 2008 chủ yếu là do vay và nợ dài hạn tăng lên hơn 2 tỷ đồng bởi vì sau khi mua nợ của NH Đầu tư, DATC đã chuyển nợ ngắn hạn sang nợ dài hạn. Năm 2009, nợ dài hạn giảm đáng kể so với năm 2008, giảm hơn 5 tỷ đồng là do vay và nợ dài hạn giảm mạnh bởi vì trong năm đơn vị trả nợ vay DATC 6 tỷ đồng, ngược lại vay vốn tại NH Ngoại thương 0,5 tỷ đồng để mua máy đốt lông vải của Nhật.
Tuy nhiên khi thị trường ngày càng mở rộng, sức cạnh tranh càng cao đòi hỏi công ty phải gia tăng về sản lượng, đầu tư về chiều sâu mà công ty để khoản mục nợ dài hạn lại giảm là không tốt, trong khi nợ ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao là không cân đối và không đảm bảo một nền tài chính an toàn cho công ty trong tương lai
Tóm lại, qua phân tích ta có thể nhận thấy rằng tính tự chủ về tài chính của công ty mặc dù đã được cải thiện nhưng vẫn còn rất kém. Điều này cho biết công ty đang rơi vào tình trạng báo động và khả năng tiếp cận các khoản vay khi cần thiểt là rất khó khăn nếu công ty muốn gia tăng quy mô hoạt động.