I. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY DU LỊCH AN GIANG :
BIEU DO SO LAO DONG CUA CONG TY THEO TRINH DO NAM
TRINH DO NAM 2003 LĐPT 66% Dai hoc14% Trung cap 11% So cap 9%
Qua đồ thị trên ta thấy sự khác nhau ở các bộ phận :
Ở Văn phòng Công ty trình độ đại học chiếm tương đối cao 50% vì đây là bộ phận quản lý điều hành chung mọi hoạt động của Công ty. Tuy nhiên lực lượng lao động phổ thông cũng chiếm một tỷ trọng không nhỏ 33%.
Ở hai mảng Thương Mại và Du Lịch xét về tỉ lệ thì trình độ đại học và sơ cấp của Du Lịch cao hơn Thương Mại, còn trình độ trung cấp và lao động phổ thông của Thương Mại lại cao hơn Du Lịch là do ở mảng du lịch hoạt động chủ yếu là dịch vụ nên trình độ chuyên môn là rất cần thiết để có thể cạnh tranh trên thị trường.
Còn ở bộ phận khác có 12 lao động thì trong đó 2 lao động trình độ sơ cấp đang chờ nghỉ hưu, còn 10 lao động phổ thông thì đang đi học, cho thấy sự quan tâm của Công ty về việc nâng cao trình độ cho người lao động.
Qua đồ thị trên xét tổng thể về Công ty trong đó trình độ Đại học chiếm 14%, Trung cấp chiếm 11%, Sơ cấp chiếm 9% và lao động Phổ thông chiếm 66%. Ta thấy trình độ Đại học vẫn còn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu về nhân sự có trình độ ở Công ty. Đồng thời lao động phổ thông vẫn còn cao, Công ty cần có nhiều chính sách đào tạo nhằm nâng cao tay nghề và năng lực làm việc của nhân viên. Vì vậy năm 2003 Công ty đã mở các lớp đào tạo như sau :
Đối với mảng Du Lịch đặc biệt ở khối nhà hàng khách sạn nhân viên chiếm chủ yếu là lao động phổ thông như : đầu bếp, nhân viên làm bàn , nhân viên làm buồng, nhân viên lễ tân... Những công việc này đòi hỏi phải có Bằng chứng nhận tay nghề. Vì vậy Công ty đã tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn, tại chỗ mời các thầy cô ở trường Nghiệp vụ Vũng Tàu xuống dạy. Cách đào tạo
này không ảnh hưởng đến công việc cũng như tiền lương của nhân viên vì học ngoài ca làm việc, nhân viên vẫn hưởng lương đầy đủ và Công ty cũng không bị biến động về lao động, không gây ảnh hưởng đến cơ cấu công việc của Công ty. Đồng thời khi Công ty xây dựng thêm đơn vị trực thuộc, chi nhánh mới thì sẽ tuyển lao động theo 3 cách sau : tuyển nhân viên mới đưa đi đào tạo
ở các trường nghiệp vụ, điều chuyển nhân viên đã qua đào tạo có kinh nghiệm làm việc ở các đơn vị cũ, hoặc lấy nhân viên cũ dạy nhân viên mới.
Đối với mảng Thương Mại các năm gần đây do hoạt động có hiệu quả, Công ty đầu tư thêm nhiều máy móc, trang thiết bị hiện đại cần có một đội ngũ nhân viên có trình độ để có thể sử dụng các máy móc thiết bị này một cách tốt nhất. Vì vậy năm 2003 đối với các nhân viên ở bộ phận vận hành máy, thủ kho, nhân viên kiểm phẩm thì Công ty cho đi học các lớp dài hạn ở Trường Lương thực Vĩnh Long. Các nhân viên này được cấp tiền ăn nhưng chỉ hưởng 100% lương Nghị định không có lương theo sản phẩm.
Đồng thời ở Công ty mọi chi phí đào tạo từ các lớp ngắn hạn đến các lớp dài hạn đều được Công ty chi trả như tiền học phí…lấy từ chi phí quản lý của Công ty nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người lao động học tập, nâng cao tay nghề trình độ của họ.
Bên cạnh việc quan tâm đến trình độ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên, thì tư tưởng chính trị cũng được Công ty chú trọng phát triển do Công ty là doanh nghiệp Nhà Nước ngoài nhiệm vụ hoạt động sản xuất kinh doanh còn có nhiệm vụ nâng cao phẩm chất chính trị cho đội ngũ cán bộ công nhân viên. Số lượng Đảng viên của công ty là 61 người chiếm 15% trên tổng số cán bộ công nhân viên. Còn lại là lực lượng Đoàn viên của công ty chiếm đa số, lực lượng này luôn phấn đấu và được Công ty khuyến khích phát triển đứng vào hàng ngũ Đảng viên. Về trình độ chính trị thì Công ty không có trình độ chính trị cao cấp, còn trình độ chính trị trung cấp là 14 người tương đương 3% và trình độ chính trị sơ cấp là 15 người chiếm 4%. Đây là lực lượng nòng cốt quản lý Công ty, khi Công ty có nhu cầu về cán bộ quản lý sẽ tiến hành quy hoạch cán bộ nguồn và chọn những nhân viên có năng lực làm việc có đạo đức tốt và phải là Đảng viên, sẽ cho đi học các lớp về chính trị với trình độ sơ cấp và trung cấp, đây sẽ là lực lượng dự bị thay thế cho đội ngũ quản lý của Công ty.
Hằng năm các phong trào đoàn thể cũng được Công ty tổ chức. Đối với Đoàn viên thì Công đoàn tổ chức cắm trại giao lưu, về nguồn… Đối với Đảng viên thì tổ chức tham quan học tập ngắn ngày. Chi phí cho các hoạt động này
được lấy từ quỹ khen thưởng phúc lợi của Công ty và phân bổ chi phí về cho các đơn vị trực thuộc.
2.Phân tích tình hình lao động của Công Ty năm 2003 :
2.1. Phân tích sự biến động về số lượng và năng suất lao động của công nhân sản xuất :
Công nhân sản xuất là lực lượng trực tiếp làm ra sản phẩm, trực tiếp phục vụ sản xuất, cho nên sự biến động của lực lượng lao động này ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty.
Số lao động của Công Ty năm 2003
ĐVT : người Thực hiện Kế hoạch
Tổng số nhân viên của Công ty.
o Số lượng công nhân trực tiếp sản xuất. Mảng Du Lịch Mảng Thương Mại 416 306 218 88 456 320 225 95 Số công nhân (giảm) tương đối.
Số công nhân
= −
thực tế
số công nhân kế hoạch
Số công nhân (giảm) tương đối = 306 – 320 = -14 (công nhân)
Ta thấy số công nhân thực tế năm 2003 Công ty sử dụng giảm so với số công nhân kế hoạch là 14 người. Nếu dừng lại ở đây đánh giá mức độ đảm bảo sức lao động của Công ty là không tốt thì sẽ không chính xác. Vì vậy ta so sánh số công nhân thực tế với số công nhân kế hoạch đã điều chỉnh theo tỉ lệ hoàn thành kế hoạch doanh thu.
Chỉ tiêu Kế hoạch Thực tế Chênh
lệch
1.Doanh thu năm ( triệu đồng) 260000 387000 +127000
2.Số công nhân bình quân năm 320 306 - 14
3.Năng suất lao động bình quân năm của một CN (triệu đồng)
Số CN tăng (giảm) tương đối = 306 – 320 * (387090/260000)*100% = -170 Như vậy tình hình quản lý và sử dụng lao động có nhiều biểu hiện tốt. Đồng thời để thấy rõ nguyên nhân ảnh hưởng đến doanh thu tăng 127.000, ta đi tìm mức độ ảnh hưởng của nhân tố số lượng công nhân và năng suất lao động đến doanh thu.
Ta sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn :
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố số lượng công nhân : ( 306 – 320 ) * 812.5 = - 11375
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố năng suất lao động : 306 * ( 1264.7 – 812.5 ) = + 138375
Qua sự phân tích trên ta thấy lượng lao động thực tế năm so kế hoạch giảm 14 công nhân thì với năng suất lao động kế hoạch năm là 812.5 triệu đồng sẽ làm cho doanh thu giảm 11.375 triệu đồng. Tuy nhiên năng suất lao động của công nhân thực tế năm lại tăng rất nhiều so với kế hoạch 452.2 triệu đồng dẫn đến không những bù lỗ cho phần giảm doanh thu do sự giảm lao động gây nên mà còn làm tăng doanh thu 127.000 triệu đồng. Qua sự phân tích trên ta thấy tốc độ tăng của năng suất lao động ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ tăng của doanh thu, đồng thời việc quản lý và sử dụng lao động ở Công ty là tương đối tốt cần phát huy hơn nữa.
Trong Công ty ngoài lực lượng nhân viên sản xuất thì lực lượng các nhân viên như : nhân viên kỹ thuật, nhân viên quản lý, nhân viên khác cũng ảnh hưởng tương đối lớn đến Công ty. Vì vậy bên cạnh phân tích sự biến động của công nhân sản xuất ta đi vào phân tích sự biến động của các lực lượng này
2.2.Phân tích sự biến động của các loại lao động khác :
a. Phân tích sự biến động của nhân viên kỹ thuật :
Tỷ lệ nhân viên kỹ thuật so với CN sản xuất Kế hoạch :
Số nhân viên kỹ thuật = Số CN sản xuất * 100% 35 320 * 100 % = 10.9% Thực hiện : 42 306 * 100 % = 13.7%
Như vậy ta thấy tỉ lệ nhân viên kỹ thuật so với công nhân sản xuất thực tế của công ty năm 2003 so với kế hoạch tăng 2.8% ảnh hưởng tích cực đến Công ty . Lực lượng kỹ thuật của mảng Thương Mại tăng nhiều hơn mảng Du Lịch vì mảng Thương Mại sử dụng máy móc công nghệ hiện đại nhiều và luôn đòi hỏi phải được bảo trì, cải tiến để nâng cao khối lượng, chất lượng sản xuất mỗi ngày. Tuy nhiên ở mảng Thương Mại cũng đòi hỏi đội ngũ nhân viên này cao để có thể cạnh tranh tốt hơn. Công ty cần duy trì, phát triển lực lượng và trình độ của đội ngũ nhân viên kỹ thuật ngày càng cao để đạt được hiệu quả hoạt động cao hơn.
b. Phân tích sự biến động của nhân viên quản lý :
Tỷ lệ nhân viên quản lý so với công nhân sản xuất
Kế hoạch :
Số nhân viên qu ản lý =
Số công nhân sản xuất * 100%
Thực hiện :
71
320 * 100% = 22.18%
50
306 * 100% = 16.3%
Qua số liệu trên ta thấy tỉ lệ nhân viên quản lý so với công nhân sản xuất thực tế năm 2003 giảm 5.88 % so với kế hoạch cho thấy hiệu suất công tác của bộ phận quản lý Công ty là tốt bởi vì Công ty tiết kiệm được chi phí quản lý, và đây cũng là một phần chi phí chiếm tỉ trọng cao khó hạn chế.
c. Phân tích sự biến động của số lượng nhân viên khác :
Tỷ lệ nhân viên khác so với công nhân sản xuất Kế hoạch :
Số nhân viên khác =
Số công nhân sản xuất * 100%
Thực hiện :
30
320 * 100% = 9.4%
18
Ta thấy tỷ lệ nhân viên khác so với công nhân sản xuất thực tế so với kế hoạch giảm 4.5% . Tuy tỉ lệ này giảm nhưng công tác phục vụ đời sống văn hóa, tinh thần và sức khỏe Cán bộ công nhân viên của Công ty vẫn đảm bảo tốt và ngày càng cao. Đây là biểu hiện tích cực mà Công ty cần phát huy .
Tóm lại ta thấy tuy số lượng nhân viên của Công ty năm 2003 giảm so với kế hoạch nhưng năng suất lao động, hiệu quả hoạt động vẫn tăng lên nhiều, là do Công ty đã giảm bớt số lượng nhân viên ở các bộ phận quản lý, phục vụ khác nhưng vẫn đảm bảo kết quả công việc để giảm bớt chi phí. Còn nhân viên kỹ thuật thì tăng lên để có thể đáp ứng nhu cầu quản lý, sử dụng, bảo trì và nâng cấp hệ thống máy móc thiết bị hay tài sản cố định của Công ty.
3.Tổ chức hạch toán lao động của Công ty :
Công ty tổ chức việc theo dõi tình hình sử dụng lao động vừa hạch toán theo thời gian lao động vừa hạch toán về kết quả lao động.