Kế toán tổng hợp giảm nguyên,vật liệu

Một phần của tài liệu Kế toán nguyên, vật liệu tại Công ty cổ phần chế tạo thiết bị điện Đông Anh.docx (Trang 35 - 44)

III/ Kế toán tổng hợp nguyên,vật liệu

3.3Kế toán tổng hợp giảm nguyên,vật liệu

-Trình tự hạch toán: Nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ được xuất dùng cho hai mục đích chính là để sản xuất, phục vụ sản xuất và xuất bán (Nhượng bán vật tư). Căn cứ vào các phiếu xuất kho và hoá đơn GTGT kế toán theo dõi tình hình xuất kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trên sổ kho cả về mặt số lượng và giá trị, cuối tháng kế toán tiến hành tổng hợp, phân loại đối tượng xuất dùng để ghi vào Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.

Bảng phân bổ số 2 “Bảng phân bổ nguyên vật liệu công cụ dụng cụ”.

Bảng phân bổ số 2:

Căn cứ lập: Các phiếu xuất kho nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ. Kết cấu:

+Theo cột: Phản ánh số nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ xuất kho. +Theo dòng: Phản ánh đối tượng sử dụng.

Cách lập:

Căn cứ vào số tổng cộng xuất kho chi tiết từng loại nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, .... và công cụ dụng cụ có chi tiết cho đối tượng sử dụng để ghi vào từng dòng đối tượng sử dụng của TK 621, TK 627, TK 642, TK 632 tương ứng với từng cột thực tế của các TK 1521, TK 1522, Tk 1523, TK 1524, TK 1528, TK 153.

VD: Bảng phân bổ số 2 - Tháng 3 năm 2007

(Trang sau)

Tại phòng kế toán sau khi có đầy đủ các chứng từ về xuất vật liệu kế toán do kế toán vật tư chuyển đến kế toán tổng hợp tiến hành lập Bảng phân bổ nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ, dựa trên bảng phân bổ này và các số liệu đã được tổng hợp kế toán tiến hành lập Bảng kê số 4,5 dùng để tổng hợp số phát sinh Có của tài khoản 152, 153 đối ứng Nợ với các tài khoản 621, 627 và được chi tiết theo bộ phận sản xuất.

+ Căn cứ lập: Các bảng phân bổ số 1, 2, 3

Các bảng kê và các Nhật ký chứng từ có liên quan. + Kết cấu:

+Theo cột: Phản ánh số nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ xuất kho. +Theo dòng: Phản ánh đối tượng sử dụng.

+ Cách lập:

Căn cứ vào số tổng cộng xuất kho chi tiết từng loại nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ.... công cụ dụng cụ có chi tiết cho đối tượng sử dụng

để ghi vào từng dòng đối tượng sử dụng của TK 621, TK 627 tương ứng với từng cột thực tế của các TK 152.21, TK 152.22, TK 152.1, TK 152.3, TK 152.5, TK 153.

Số liệu tổng hợp của Bảng kê số 4,5 sau khi khoá sổ vào cuối tháng được dùng để ghi vào Nhật ký chứng từ số 7.

Mẫu 22: BẢNG KÊ SỐ 5 THÁNG 03 NĂM 2007 ST T Ghi Có các TK Ghi Nợ các TK TK 152.21 TK 152.22 TK 152.1 TK 152.5 Cộng TK 152 TK 153 1 TK 641 2.244.365 14.733.000 16.977.365 39 39

Triển lãm...

2 TK 642 2.311.777 13.842.574 9.882.689 26.037.040 2.126.026 Sửa chữa...

Cộng 2.311.777 16.086.939 9.882.689 14.733.000 43.014.405 2.126.026

Sau khi tiến hành lập xong các Bảng kê số 4 và số 5 dựa vào các bảng kê này và các chứng từ có liên quan và các Nhật ký chứng từ khác kế toán tiến hành lập Nhật ký chứng từ số 7, Nhật ký chứng từ này dùng để tổng hợp toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và dùng để phản ánh số phát sinh bên Có của các tài khoản liên quan đến chi phí sản xuất kinh doanh như TK 152, TK 153, TK 154, TK 214, TK621, TK 622, TK627 và một số tài khoản đã phản ánh trên các Nhật ký chứng từ khác nhưng có liên quan đến chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong kỳ và dùng để ghi Nợ các tài khoản 154, 621, 622, 627, 641, 642..

+ Căn cứ lập: Bảngkê số 4, số 5. Các bảng phân bổ.

Các Nhật ký chứng từ và chứng từ liên quan. + Kết cấu: gồm 3 phần:

- Phần 1: Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp, phản ánh xuất.

- Phần 2: Chi phí sản xuất theo yếu tố

- Phần 3: Luân chuyển nội bộ không tính vào chi phí sản xuất kinh doanh + Cách lập:

Phần 1: Tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp

Căn cứ vào các dòng cộng Nợ của các tài khoản 154, 621, 622, 627 trên các Bảng kê số 4 để xác định số tổng cộng của từng tài khoản 154, 621, 622, 627 ghi vào các cột và dòng phù hợp.

Lấy số liệu từ Bảng kê số 5 phần ghi Nợ của các tài khoản 2413, 641,642 để ghi vào các dòng có liên quan trên Nhật ký chứng từ số 7.

Phần 2: Chi phí sản xuất theo yếu tố (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Căn cứ vào các số phát sinh bên Có của các tài khoản 152, 153, 334, 338, 214 đối ứng với bên Nợ của các tài khoản ghi ở mục A phần 1 trên Nhật ký chứng từ số 7 để ghi vào các dòng phù hợp

Căn cứ vào các Bảng kê, sổ chi tiết, Nhật ký chứng từ số 1, 2, 5... để xác định phần chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bàng tiền khác để ghi vào NKCT số 7 cho phù hợp.

Phần 3: Luân chuyển nội bộ không tính vào chi phí sản xuất kinh doanh

Căn cứ vào số phát sinh bên Có tài khoản 154, 621, 622, 627 đối ứng với Nợ của các tài khoản 154, 621, 622, 627... ở mục A của phần 1 trên Nhật ký chứng từ số 7 để ghi vào các cột, các dòng cho phù hợp ở phần 3 Nhật ký chứng từ số 7.

Căn cứ vào số phát sinh bên Có tài khoản 142, 335, 2413 đối ứng Nợ các tài khoản 154, 624, 627, 641, 642 ở mục A phần 1 trên Nhật ký chứng từ số 7 để ghi vào các cột ở các dòng tài khoản 154, 621, 627, 641, 642 cho phù hợp ở phần 3 của Nhật ký chứng từ số 7.

Trích Nhật ký chứng từ số 7 Tháng 03 năm 2007

Cuối tháng sau khi đã kiểm tra đối chiếu, khoá sổ các số liệu trên các bảng kê, bảng phân bổ, Nhật ký chứng từ kế toán tiến hành ghi vào sổ cái TK 152, TK 153.

Sổ cái TK 152, TK 153 là sổ kế toán tổng hợp được mở cho cả năm, mỗi tài khoản được mở trên một trang sổ phản ánh các số dư đầu năm, số phát sinh nợ, phát sinh có từng tháng và tổng cộng cả năm, số dư cuối mỗi tháng và cuối năm.

Căn cứ lập: Sổ cái năm trước, Nhật ký chứng từ từng tháng năm nay. Cách lập:

- Số dư đầu năm: Lấy từ số dư cuối tháng 12 trên sổ cái năm trước.

- Số phát sinh nợ: Lấy từ Nhật ký chứng từ liên quan chi tiết theo từng tài khoản đối ứng Nợ với tài khoản này.

- Số phát sinh có: Lấy từ Nhật ký chứng từ ghi Có tài khoản này. - Số dư cuối tháng: Được xác định theo công thức sau:

- Số dư cuối tháng = Số dư đầu tháng + Phát sinh nợ - Phát sinh có - Số dư cuối năm: Được xác định theo công thức:

Số dư cuối năm = Số dư đầu năm + Tổng số phát sinh Nợ cả năm -Tổng số phát sinh Có cả năm. Hoặc:

Số dư cuối năm = Số dư cuối tháng 11 + Số phát sinh Nợ tháng 12 - Số phát sinh Có tháng 12

MẪU 24:

SỔ CÁI TK 152 (TRÍCH) THÁNG 3 NĂM 2007 Số dư đầu năm

Nợ: 10.402.750.824 Có: Ghi có các TK đối ứng Nợ với TK Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 ... Tháng 12 Cộng 43 43

này Ghi Có TK 111 … … 30.437.550 … …. …. Ghi Có TK 331 …. … 7.015.830.391 …. …. …. Ghi Có TK154 … … 9.303.261 …. …. …. Cộng số PS Nợ … … 7.055.532.102 …. …. …. Cộng số PS Có …. … 5.028.634.405 … …. …. Số dư Nợ Cuối tháng Có … 8.357.319.055 9.836.682.543 … …. …. …. …. …. Nhận xét

Qua thời gian thực tập tại Công ty em nhận thấy quá trình luân chuyển chứng từ và vào sổ sách kế toán khi nhập kho, xuất kho nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ của Công ty là tương đối phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty. Trong ba phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ mà em được học ở trường Công ty đang áp dụng phương pháp thẻ song song. Phương pháp này vừa đơn giản, dễ làm, vừa phản ánh chính xác số lượng và giá trị nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ nhập xuất kho.

Một phần của tài liệu Kế toán nguyên, vật liệu tại Công ty cổ phần chế tạo thiết bị điện Đông Anh.docx (Trang 35 - 44)