III- KẾ TOÁN TỔNG HỢP NHẬP-XUẤT NGUYÊN LIỆU,VẬT LIỆU 1/ Tài khoản kế toán đơn vị thực tế sử dụng: Tk
2/ Một số kiến nghị về công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Việt Hà
Qua thời gian tìm hiểu thực tế về công tác kế toán nguyên vật liệu ở Công ty Việt Hà em thấy việc hạch toán nguyên vật liệu của Công ty được thực hiện theo đúng quy định, chế độ đáp ứng được yêu cầu quản lý. Tuy nhiên, sau một thời gian đi sâu tìm hiểu từng vấn đề cụ thể em thấy còn những nhược điểm cần khắc phục và hoàn thiện thêm.
Sau đây em xin phép đưa ra một số ý kiến đề xuất và mong rằng những kiên snghị này sẽ là giải pháp mang tính thực tiễn để hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Việt Hà.
2.1. Về khâu thu mua, quản lý nguyên liệu, vật liệu
Quá trình sản xuất của Công ty đòi hỏi thường xuyên phải sử dụng các nguyên liệu được nhập từ nước ngoài với số lượng lớn. Để giảm các chi phí thu mua nguyên vật liệu, Công ty cần có kế hoạch mua nguyên liệuchi tiết, hợp lý để giảm chi phí khi thu mua và bảo quản nguyên vật liệu.
Được biết Công ty đang có kế hoạch mở rộng sản xuất, xây thêm nhà máy mới, mở rộng mặt bằng. Em kiến nghị Công ty nên bố trí kho bãi hợp lý, đủ để có thể giúp cho việc quản lý vật tư, hàng hoá được chính xác, cụ thể, đảm bảo dự trữ nguyên vật liệu đảm bảo cho sản xuất cũng như giảm được chi phí thuê khó bãi gửi nguyên vật liệu, thuê vận chuyển nguyên vật liệu.
2.2. Về khâu xuất sử dụng nguyên liệu, vật liệu
Trước mỗi chu kỳ sản xuất, hàng tháng nhà máy cần lập kế hoạch sản xuất trong đó chi tiết định mức sử dụng của các nguyên liệu, vật liệu thường xuyên sử dụng. Đối với các nguyên liệu ít sử dụng hơn thì quản lý kho phải theo dõi để đảm bảo dự trữ, cung cấp cho sản xuất được kịp thời.
2.3. Về việc hạch toán nguyên liệu, vật liệu
Đối với việc hạch toán tài khoản vật tư khi phát sinh tăng vật tư, phần mềm kế toán cần linh động để có thể cùng một mã vật tư, có thể nhập vào những tài khoản vật tư khác nhau tuỳ theo công dụng sử dụng. Như vậy sẽ giảm
được lượng danh mục vật tư, tiện cho việc theo dõi, quản lý và việc hạch toán vật tư được chính xác hơn.
Về việc theo dõi lượng nhập xuất nguyên liệu vật liệu và đối chiếu với kho: Cuối tháng, kế toán nguyên liệu vật liệu in bảng tổng hợp nhập xuất tồn để đối chiếu sổ sách với kho để có thể xử lý kịp thời những sai sót nhầm lẫn có thể phát sinh. Cuối quý, kế toán nguyên vật liệu kết hợp với kho để kiểm kê thực tế lượng nguyên vật liệu tồn kho, đảm bảo việc quản lý nguyên vật liệu được chính xác.
MỤC LỤC
Chương I : Các vấn đề chung về kế toán nguyên liệu, vật liệu
I - Khái niệm, đặc điểm và vai trò của nguyên liệu,vật liệu
1- Khái niệm và đặc điểm của nguyên liệu,vật liệu
2- Vai trò của nguyên liệu,vật liệu
II - Phân loại và đánh giá nguyên liệu,vật liệu
1- Phân loại nguyên liệu,vật liệu
2- Đánh giá nguyên liệu,vật liệu
III - Nhiệm vụ kế toán nguyên liệu,vật liệu
IV- Thủ tục quản lý nhập- xuất nguyên liệu,vật liệu và các chứng từ kế toán liên quan
1- Thủ tục nhập kho
2- Thủ tục xuất kho
3- Các chứng từ kế toán có liên quan
V- Phương pháp kế toán chi tiết nguyên liệu,vật liệu
1- Phương pháp ghi thẻ song song
2- Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển
3- Phương pháp sổ số dư (mức dư)
VI- Kế toán tổng hợp nguyên liệu,vật liệu
1- Kế toán tổng hợp nguyên liệu,vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên
2- Kế toán nguyên liệu,vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ
ChươngII- Thực tế công tác kế toán nguyên liệu, vật liệu tại Công ty Việt Hà
I- Đặc điểm chung của doanh nghiệp
1- Quá trình phát triển của doanh nghiệp
2- Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị kế toán
3- Công tác tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất và tổ chức bộ máy kế toán của đơn vị thực tập
II- Thực tế công tác kế toán nguyên liệu,vật liệu
1- Đặc điểm và phân loại nguyên liệu,vật liệu trong doanh nghiệp
2- Kế toán chi tiết nguyên liệu,vật liệu ( tr )
III- Kế toán tổng hợp nhập- xuất kho nguyên liệu,vật liệu
1- Tài khoản kế toán đơn vị thực tế sử dụng TK( tr ) 2- Kế toán tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu( tr )
Chương III - Nhận xét và kiến nghị về công tác kế toán nguyên liệu,vật liệu
I- Nhận xét chung về tổ chức kế toán NVL ở Công ty bia Việt Hà 1- Ưu điểm
2- Nhược điểm
II- Kiến nghị về công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Việt Hà
1- Một số nguyên tắc khi đưa ra kiến nghị về công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Việt Hà
2- Một số kiến nghị về công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Việt Hà
KẾT LUẬN
Nguyên vật liệu ngày càng giữ vị trí quan trọng trong các doanh nghiệp sản xuất nói chung và của Công ty bia Việt Hà nói riêng, nó không những liên quan đến chất lượng sản phẩm, đến chi phí sản xuất… và đặc biệt trong điều kiện như hiện nay khi công nghiệp ngày càng phát triển thì kéo theo tiêu dùng nguyên liệu,vật liệu cũng phát triển theo. Việc quản lý và hạch toán nguyên liệu,vật liệu là một coong việc phức tạp đòi hỏi phải tốn nhiều công sức, cũng như trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Sau thời gian thực tập tại Công ty bia Việt Hà em đã hoàn thành bản báo cáo với chuyên đề nguyên liệu,vật liệu
Bản báo cáo này đề cập đến cơ sở lý luận của công tác quản lý và hạch tóan nguyên liệu,vật liệu nói chung cũng như thực tế công tác kế toán nguyên liệu,vật liệu tại Công ty bia Việt Hà nói riêng. Qua đó nêu lên được những ưu điểm và những cố gắng của Công ty trong việc từng bước hoàn thiên công tác kế toán để đáp ứng yêu cầu quản lý ngày càng cao như hiện nay, đồng thời cũng nêu mặt hạn chế vướng mắc trong việc hạch toán nguyên liệu,vật liệu và em xin được mạnh dạn nêu ra những ý kiến và đề suất một số phương hướng mong góp phần nhỏ bé nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý và hạch toán nguyên liệu,vật liệu của Công ty.
Trong điều kiện thời gian có hạn, bản báo cáo này mới chỉ phản ánh được nét chung nhất về kế toán nguyên liệu,vật liệu , mới chỉ ghi sâu một số vấn đề chủ yếu. Song do thực tế và kinh nghiệm bản thân chưa có được sự góp ý chân thành từ các thầy cô giáo cũng như của các bộ kế toán của Công ty bia Việt Hà.
Cuối cùng, một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy cô giáo hướng dẫn và cô giáo bộ môn cũng như sự giúp đỡ của cán bộ, nhân viên phòng kế toán Công ty đã giúp em hoàn thành bản báo cáo thực tập.
Hà nội, tháng 04 năm2008