b. Tài khoản xử dụng.
3.6.2 Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo sản lượng ước tính tương đương.
Dựa theo mức độ hoàn thành và số lượng sản phẩm dở dang để quy sản phẩm dở dang thành sản phẩm hoàn thành. Tiêu chuẩn quy định thường dựa vào giờ công hoặc tiền lương định mức. Để đảm vảo tính chính xác của việc đánh giá. Phương pháp này chỉ nên áp dụng để tính các chi phí chế biến, còn các chi phí NVL chính phải xác định theo số lượng thực tế đã dùng.
Giá trị VLC nằm trong
SPP dd
=
Số lượng SPP dở dang cuối kỳ
(không quy đổi) x
Toàn bộ giá trị VLC xuất
dùng
Số lượng thành phẩm +
Số lượng SP dở dang (không quy
đổi) CF chế biến nằm trong SP dd (theo từng loại) =
Số lượng SPP dở dang cuối kỳ quy đổi ra TP x Tổng chi phí chế biến từng loại Số lượng thành phẩm + Số lượng SP dở dang quy đổi ra thành phẩm 29
3.6.3 Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến
Đối với những sản phẩm mà chi phí chế biến chiếm tỷ trọng thấp trong tổng chi phí, kế toán thường sử dụng phương pháp này. Thực chất đây là một dạng của phương pháp ước tính theo sản lượng tương đương. Trong đó giả định sản phẩm dở dang đã hoàn thành ở mức độ 50% so với thành phẩm.
Giá trị SP dở dang chưa hoàn thành = Giá trị NVL chính nằm trong SP dở dang x 50% chi phí chế biến
3.6.4 Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí NVL trực tiếp hoặc chi phí trực tiếp.
Theo phương pháp này, trong giá trị sản phẩm dở dang đang chỉ bao gồm chi phí NVL trực tiếp (NVL trực tiếp và nhân công trực tiếp) mà không tính đến các chi phí khác.
3.6.5 Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí định mức hoặc kế hoạch.
Căn cứ vào định mức tiêu hao (chi phí kế hoạch) cho các khâu, các bước, các công việc trong quá trình chế tạo sản phẩm để xác định giá trị sản phẩm dở dang.
Ngoài ra trên thực tế người ta còn áp dụng các phương pháp khác để xác định giá trị sản phẩm dở dang như phương pháp thống kê kinh nghiệm.