XUẤT VÀ HẠ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
Muốn tồn tại và phát triển, trong các doanh nghiệp sản xuất vật chất nói chung và doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng cơ bản nói riêng không những phải luôn quan tâm đến chất lượng sản phẩm mà còn phải quan tâm đến cả giá thành sản phẩm. Bởi giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng phản ánh toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý tài chính của doanh nghiệp. Nó là căn cứ để
phân tích tìm kiếm biện pháp hạ giá thành trên cơ sở tính đúng, tính đủ các khoản chi phí phát sinh.
Chính vì vậy, tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm là mục tiêu đứng đầu của công ty. Để hạ giá thành sản phẩm, công ty phải hạch toán tốt chi phí sản xuất, có những biện pháp tích cực nhằm tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả vật tư lao động. Tuy nhiên, tiết kiệm không có nghĩa là bớt xén một cách máy móc các yếu tố chi phí sản xuất mà trong điều kiện giảm chi phí vẫn phải đảm bảo được chất lượng và tiến độ thi công công trình.
Như vậy, hạ giá thành sản phẩm là một biện pháp giúp công ty hoạt động có lãi, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng quy mô sản xuất. Xuất phát từ đặc điểm của công ty, em xin nêu ra một số biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm như sau:
1. Tiết kiệm nguyên vật liệu
Yếu tố chi phí nguyên vật liệu là một khoản mục chi phí chiếm tỉ trọng lớn trong tổng chi phí vì vậy công ty càng tiết kiệm được khoản chi phí này càng có lợi. Trên cơ sở khối lượng công việc đặt ra, khi công ty tiến hành giao cho từng đơn vị thi công mua nguyên vật liệu nên yêu cầu các đơn vị đó phải chấp hành nghiêm túc về định mức chi phí nguyên vật liệu đồng thời vẫn phải đảm bảo được chất lượng công trình. Bên cạnh đó, công ty cần có những biện pháp khen thưởng, xử phạt thích đáng dối với cá nhân, tập thể đã tiết kiệm hay sử dụng lãng phí nguyên vật liệu.
Trong công tác thu mua, vận chuyển, quản lý và sử dụng nguyên vật liệu cũng khá quan trọng. Đơn vị sản xuất nên cố gắng giảm hao phí đến mức thấp nhất không để vật tư hao hụt, mất mát hay xuống cấp. Tốt nhất phải có đội bảo vệ cũng như giám sát thi công quản lý.
Do tính chất xây dựng và phạm vi hoạt động của công ty lớn từ Bắc vào Nam nên công ty phải mở rộng quan hệ với các nhà cung cấp, thực hiện thanh toán đúng hạn nhằm giữ uy tín cho công ty từ đó tạo một mối quan hệ lâu dài về nguồn cung cấp vật tư. Khi cần công ty có thể mua ở địa điểm gần công trường nhất, giảm chi phí vận chuyển…
Trong điều kiện có thể công ty nên sử dụng hợp lý, tận dụng tối đa phế thải, phế lệu để giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm.
một cách khoa học, sắp xếp công việc theo một trình tự hợp lý tránh để quá trình thi công bị gián đoạn ngắt quãng. Như vậy, vất tư phải được cung cấp kịp thời cho sản xuất đồng thời công ty phải thường xuyên quan tâm tới việc đổi mới công nghệ và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào thi công nhằm nâng cao năng suất lao động. Bên cạnh đó, công ty nên sử dụng các đòn bẩy kinh tế, kích thích phát triển như ra chế độ thưởng hợp lý cho nhân công công ty để khuyến khích họ làm việc..
3. Giảm chi phí sử dụng máy thi công
Bằng cách nâng cao năng suất và tiết kiệm nguyên liệu sử dụng cho máy thi công, công ty sẽ giảm được chi phí sử dụng máy thi công. Muốn vậy, công ty cần tận dụng tốt khả năng và công suất chạy máy nhưng cũng không nên sử dụng quá định mức công suất cho phép. Máy nào hết khả năng sử dụng hoặc đã cũ và lạc hậu công ty phải thanh lý ngay để đầu tư vào mua máy mới phù hợp hơn với xu hướng phát triển của khoa học kỹ thuật vừa tránh ứ đọng vốn.
Trong một số trường hợp thì việc thuê máy ngoài là rẻ hơn, chi phí cho sử dụng máy thi công không lớn nên các xí nghiệp vẫn thực hiện thuê ngoài là chủ yếu. Vì vậy, khi quyết định mua sắm công ty phải có sự cân nhắc kỹ lưỡng, xem xét nên mua loại máy nào sử dụng thường xuyên, đem lại hiệu quả cao.
4. Giảm tối đa chi phí sản xuất chung
Nếu trong qua trình sản xuất công ty tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công mà không có sự theo dõi sát sao có thể dẫn tới ảnh hưởng chất lượng công trình thi công. Cho nên việc tiết kiệm CPSXC dễ tiến hành hơn và hợp lý nhất. CPSXC bao gồm nhiều loại chi phí khác nhau nên dễ xảy ra tình trạng lãng phí, chi dùng sai mục đích. Như vậy, Công ty cần đề ra những qui chế cụ thể nhằm hạn chế các khoản chi phí này chẳng hạn như chỉ ký duyệt đối với các khoản chi hợp lý và phải có chứng từ chứng minh. Các chi phí về điện, nước, điện thoại… sử dụng dưới xí nghiệp tương đối lớn nhiều khi còn lãng phí cần tiết kiệm hơn. Tuy nhiên đối với khoản chi phí hợp lý phải giải quyết kịp thời để đảm bảo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt hiện nay, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao chất lượng là một trong những mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xây lắp nói riêng. Vậy để đạt được mục tiêu hạ giá thành sản phẩm các công ty cần phải kiểm soát được các khoản chi phí bỏ ra sản xuất sản phẩm. Bởi vì chi phí gắn liền với hiệu quả sử dụng vật tư, tiền vốn trong doanh nghiệp. Do đó, tiết kiệm được chi phí là góp phần hạ gía thành sản phẩm, tăng lợi nhuận. Việc tập hợp chi phí đầy đủ, chính xác có vai trò quan trọng trong quản lý vật tư, tiền vốn. Đảm bảo tính đúng giá thành sản phẩm.
Nhận thức được vấn đề này, trong quá trình thực tập, nghiên cứu công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Phát triển Công trình Viễn thông. Em đã tìm hiểu công tác tập hợp chi phí và tính giá thành tại Công ty.
Kết hợp giữa lý luận đã tiếp thu tại trường và quá trình tìm hiểu thực tế, em đã đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Phát triển Công trình Viễn thông. Đây là một đề tài khó và khá phức tạp lại được hoàn thành trong một thời gian ngắn, vì vậy khó tránh khỏi những sai sót. Em mong nhận được những ý kiến đóng góp, giúp đỡ, phê bình của các thầy cô giáo, các bạn sinh viên quan tâm đến đề tài này để chuyên đề được hoàn thiện hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ phòng Tài chính - Kế toán của Công ty Cổ phần Phát triển Công trình Viễn thông đã tạo điều kiện giúp đỡ về mọi mặt trong thời gian em thực tập tại Công ty.
Cuối cùng em xin chân thành gửi lời cám ơn sâu sắc tới giảng viên Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Liên đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em hoàn thành bản chuyên đề này.
1. CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP BAN HÀNH THEO QUYẾT ĐINH 1864/1998/QĐ-BTC. QUYẾT ĐINH 1864/1998/QĐ-BTC.
2. HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH HẠCH TOÁN KẾ TOÁN VÀ LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP XÂY LẮP -NHÀ XUẤT BẢN THỐNG KÊ-TÁC GIẢ : CHÍNH DOANH NGHIỆP XÂY LẮP -NHÀ XUẤT BẢN THỐNG KÊ-TÁC GIẢ : NGUYỄN VĂN NHIỆM.
3. HƯỚNG DẪN KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP XÂY LẮP THEO CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM- NHÀ XUẤT BẢN TÀI CHÍNH. KẾ TOÁN VIỆT NAM- NHÀ XUẤT BẢN TÀI CHÍNH.
4. QUYẾT ĐỊNH 15 CỦA BỘ TÀI CHÍNH BAN HÀNH NGÀY 20/03/2006
5. QUY CHẾ HẠCH TOÁN NỘI BỘ CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG TRÌNH VIỄN THÔNG. TRÌNH VIỄN THÔNG.
6. GIÁO TRÌNH “LÝ THUYẾT VÀ THỰC HÀNH KẾ TOÁN TÀI CHÍNH” DO PGS.TS NGUYỄN VĂN CÔNG CHỦ BIÊN. PGS.TS NGUYỄN VĂN CÔNG CHỦ BIÊN.
7. 162 SƠ ĐỒ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP (NXB THỐNG KÊ)
8. GIÁO TRÌNH “KẾ TOÁN TÀI CHÍNH”CỦA TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN. DÂN.
9. GIÁO TRÌNH “TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN” – KHOA KẾ TOÁN TRƯỞNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN. TRƯỞNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN.