Chi phí sản xuất chung:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xi măng Hải Phòng.docx (Trang 45 - 47)

II. HACH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY XI MĂNG HẢI PHÒNG.

2.3Chi phí sản xuất chung:

15211 21.679.600 Đá cao lanh sản xuất xi măng trắng 171.580

2.3Chi phí sản xuất chung:

Chi phí sản xuất chung của Công ty Xi măng Hải Phòng chiếm khoảng 16% toàn bộ giá thành sản xuất gồm những khoản chi phí vật liệu nhân công phát sinh ở các phân xưởng, đội sản xuất, công cụ dụng cụ ở phân xưởng, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí sửa chữa lớn.

Công ty sử dụng TK 627 để tập hợp chi phí sản xuất chung được mở thành: Chi phí sản xuất chung được tập hợp cho từng phân xưởng theo từng sản phẩm như xi măng đen, xi măng trắng.

- Do mô hình sản xuất phức tạp, tiền lương và BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên quản lý phân xưởng của công ty không phân bổ vào TK 627 mà tập hợp hết vào TK 622. Còn lương của các phân xưởng phù trợ sản xuất như lương phân xưởng lắp ráp cơ khí, động lực ... được tập hợp vào TK 627, đồng thời cộng thêm chi phí ăn ca, chi phí an toàn

viên, chi phí độc hại của các phân xưởng này, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo lương sản xuất chung. Ví dụ tháng 12:

Nợ TK 627 88.341.090 - XMĐ: 55.120.721 - XMT: 33.220.369 Có TK 334: 77.087.369 Có TK 338: 11.253.721

Chi phí BHXH, BHYT và CPCĐ trích theo lương sản xuất chính: 11.253.721 đ, phân bổ hết vào xi măng đen;

+ Kế toán chi phí vật liệu: chi phí vật liệu phục vụ cho sản xuất chung được kế toán theo dõi một cách chi tiết theo đối tượng tính giá thành ở từng phân xưởng căn cứ vào các phiếu vật tư, công cụ dụng cụ, theo từng đối tượng tính giá thành, chi phí vật tư, bao gồm tất cả các vật tư xuất dùng cho các phân xưởng chính và các phân xưởng phụ trợ. Ví dụ trong tháng 12 năm 2005, đã xuất phụ tùng ô tô cho phân xưởng lắp ráp trị giá thực tế là 8.523.286 đ, kế toán ghi:

Nợ TK 62728: 8.523.286 - XMĐ: 3.520.826 - XMT: 5.002.460 Có TK 15242: 8.523.286

+ Kế toán chi phí khấu hao tài sản cố định. Tài sản cố định của công ty được quản lý theo đơn vị sử dụng từng phân xưởng nên việc tính khấu hao TSCĐ được thực hiện trên từng phân xưởng và tập hợp trực tiếp cho phân xưởng đó. Chỉ những tài sản nào dùng trong các phân xưởng sản xuất chính và các phân xưởng phụ trợ mới được tính chi phí khấu hao vào chi phí sản xuất chung. Công ty sử dụng phương pháp khấu hao đường thẳng dựa trên thời gian sử dụng ước tính của tài sản.

Mức phải tính KH 1 tháng =

Nguyên giá TSCĐ x tỷ lệ khấu hao 12

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xi măng Hải Phòng.docx (Trang 45 - 47)