Quá trình bình thường hoá quan hệ thương mại Việt Nam Hoa

Một phần của tài liệu Đề tài: "Những giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam-Hoa kỳ'' pot (Trang 66 - 67)

II. Thực trạng quan hệ Thương mại Việt Mỹ

1. Quá trình bình thường hoá quan hệ thương mại Việt Nam Hoa

- Tháng 12/1992: Tổng thống Mỹ lúc đó là George Bush ra quyết định cho phép các doanh nghiệp Mỹ mở văn phòng đại diện tại Việt Nam.

- Ngày 2/7/1993: Mỹ ngừng phản đối các nước giúp Việt Nam trả nợ cho quỹ tiền tệ quốc tế.

- Ngày 11/7/1995: Mỹ tuyên bố bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

- Tháng 10/1995: Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam và Đại diện Thương mại Mỹ ký thoả thuận hai bên tập trung thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại và chuẩn bị đàm phán Hiệp định Thương mại .

- Tháng 11/1995: Đoàn Liên bộ Mỹ thăm Việt Nam để tìm hiểu hệ thống luật lệ thương mại, đầu tư của Việt Nam.

- Tháng 4/1996: Mỹ trao cho Việt Nam bản: “Những yếu tố bình thường hoá quan hệ kinh tế thương mại với Việt Nam”.

- Tháng 7/1996: Việt Nam trao cho Mỹ bản “Năm nguyên tắc bình thường hoá quan hệ kinh tế - thương mại và đàm phán Hiệp định Thương mại với Mỹ” đáp lại văn bản nói trên.

- Sau đó là các vòng đàm phán: + Vòng 1: 21 - 26/9/1996 tại Hà Nội. + Vòng 2: 9 - 11/12/1996 tại Hà Nội. + Vòng 3: 12 - 17/4/1997 tại Hà Nội. + Vòng 4: 6 - 11/10/1997 tại Washington. + Vòng 5: 6 - 22/5/1998 tại Washington. + Vòng 6: 15 - 22/9/1998 tại Hà Nội. + Vòng 7: 15 - 19/3/1999 tại Hà Nội. + Vòng 8: 14 - 18/10/1999 tại Washington.

Trong cuộc gặp cấp Bộ trưởng từ ngày 23 - 25/7/1999 tại Hà Nội, hai bên tuyên bố Hiệp định đã được thoả thuận về nguyên tắc.

+ Vòng 9: 28/8 - 2/9/1999 tại Washington - xử lý các vấn đề kỹ thuật. + Từ ngày 3 - 13/7/2000 tại Washington - Bộ trưởng Thương mại Việt Nam Vũ Khoan và Đại diện Thương mại Mỹ thoả thuận những vấn đề còn lại trong Hiệp định Thương mại . ngày 13/7/2000 (giời Washington) tức 14/7 giờ Hà Nội, hai bên ký Hiệp định Thương mại .

- Trong suốt quá trình đàm phán, hai bên còn lần lượt đạt được những kết quả sau:

+ Từ ngày 6 - 8/4/1997 Bộ trưởng tài chính Mỹ Robert Rubin thăm Việt Nam. Hai bên ký Hiệp định giải quyết nợ cũ của Chính quyền Sài Gòn - một bước để Việt Nam hoà nhập vào cộng đồng tài chính quốc tế.

+ Ngày 10/3/1998: Tổng thống Mỹ B.Clintơn lần đầu tiên tuyên bố miễn áp dụng điều luật bổ sung Jackson - Vonik đối với Việt Nam (Đây là điều luật hạn chế một số quyền lợi kinh tế, tài chính bởi các nước mà Mỹ cho rằng chưa có tự do di cư).

+ Ngày 19/3/1998: Mỹ chính thức ký Hiệp định để OPIC (Quỹ đầu tư Tư nhân hải ngoại - Cơ quan bảo hiểm và xúc tiến đầu tư Mỹ - Sang các nước đang phát triển) được hoạt động tại Việt Nam. Ngày 26/3/1998 Việt Nam cũng chính thức ký Hiệp định này.

+ Ngày 2/6/1999: Tổng thống Mỹ B.Clintơn ra hạn miễn áp dụng điều luật bổ sung Jackson - Vonik với Việt Nam.

+ Ngày 9/12/1999: Tại Hà Nội Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng xuất nhập khẩu Mỹ (EXIMBANK) ký 2 Hiệp định bảo lãnh khung và khuyến khích các dự án đầu tư của Mỹ tại Việt Nam. EXIMBANK có chức năng trợ cấp tín dụng cho các công ty Mỹ xuất khẩu hàng hoá của Mỹ.

+ Ngày 2/6/2000: Tổng thống Mỹ B. Clitơn tiếp tục quyết định ra hạn miễn áp dụng điều luật bổ sung Jackson - Vonik với Việt Nam.

Đó là các mốc lịch sử quan trọng trong quan hệ Thương mại giữa hai nước. Qua đây ta thấy nhờ vào sự bình thường hoá quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước, trong những năm tới quan hệ thương mại của Việt Nam và Mỹ có triển vọng rất lớn.

Một phần của tài liệu Đề tài: "Những giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam-Hoa kỳ'' pot (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)