Quỹ tiền lương trong doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty Cổ phần xây dựng giao thông Hoa Việt.docx (Trang 31 - 34)

II. TIỀN LƯƠNG VÀ PHÂN LOẠI TIỀN LƯƠNG.

4.Quỹ tiền lương trong doanh nghiệp.

* Quỹ tiền lương là toàn bộ số tiền lương tính theo số công nhân viên của doanh nghiệp trực tiếp quản lý và chi trả lương. Trên phương diện hoạch toán tiền lương thì tiền lương của công nhân viên gồm 2 loại: tiền lương chính và tiền lương phụ.

- Tiền lương chính: là tiền lương trả cho công nhân viên trong thời gian công nhân viên thực hiện nhiệm vụ chỉnh của họ, bao gồm tiền lương trả theo cấp bậc và các khoản phụ cấp kèm theo như lương phụ cấp chức vụ.

- Tiền lương phụ là tiền lương trả cho công nhân viên trong thời gian công nhân viên thực hiện nhiệm vụ khác ngoài nhiệm vụ chính của họ và thời gian công nhân viên nghỉ theo chế độ được hưởng lương như nghỉ phép, đi họp, đi học…

Việc chia tiền lương chính và phụ có ý nghĩa quan trọng trong công tác kế toán tiền lương và phân tích các khoản mục chi phí tiền lương trong giá thành sản phẩm. Trong công tác kế toán, tiền lương chính của công nhân sản xuất thường hạch toán trực tiếp và chi phí sản xuất cho từng loại sản phẩm và tiền lương chính của công nhân trực tiếp sản xuất có quan hệ trực tiếp với khối lượng công việc hoàn thành.

* Các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ.

4.1. Quỹ bảo hiểm xã hội.

Được hìnhthành từ việc trích lập và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quy BHYT được xây dựng theo quy định của nhà nước. Hiện nay là 20% tính trên tiền lương cơ bản phải trả cho người lao động trong tháng, trong đó 15% là do đơn vị sử dụng lao động trả, phần này được hạch toán vào chi phí của doanh nghiệp: 5% do người lao động đóng góp, phần này được trừ vào thu nhập hàng tháng của người lao động. Tiền lương cơ bản được tính theo cấp bậc hệ só, loại công việc của từng công nhân quy

định. Mức lương cơ bản tối thiểu là 290.000 đ/tháng. Quỹ BHXH – được thiết lập để tạo ra nguồn kinh phí trợ cấp cho người lao động.

- Trợ cấp ốm đau: Mức trợ cấp 75% mức tiền lương mà người đó đóng BHXH trước khi nghỉ.

- Trợ cấp thai sản: hưởng 100% mức lương người đó đóng trước khi nghỉ.

- Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời gian điều trị hưởng 1005 mức lương đang hưởng.

- Trợ cấp thôi việc hưu trí: Khi nghỉ hưu tuỳ theo thời gian đóng BHXH thì lương hưu được hưởng 55% thời gian đóng BHXH bình quân. Sau đó cứ thêm một năm đóng BHXH sẽ được tính thêm 2%. Và tối đa là 75% tiền đóng BHXH.

- Trợ cấp chôn cất tư tuất. Tuỳ theo từng loại đối tượng mà có thể được trợ cấp, theo quy định hàng tháng doanh nghiệp phải nộp 20% tiền trích BHXH theo lương cho cơ quan BHXH.

4.2. Quỹ BHYT.

Được sử dụng để hạch toán các khoản tiền khám chữa bệnh, tiền thuốc, viện phí cho người lao động trong thời gian ốm đau. Quỹ này được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương phải trả và căn cứ vào các khoản phụ cấp khác của công nhân viên thực tế phát sinh trong kỳ. Tỷ lệ trích BHXH hiện nay là 3%. Trong đó 2% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh và 1% tính vào thu nhập của người lao động.

4.3. KPCĐ.

Hình thành do việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương cơ bản và các khoản phụ cấp của công nhân viên. Tỷ lệ trích hiện hành 2% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.

Các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ cùng với tiền lương phải trả công nhân viên hợp thành chi phí cho công nhân viên.

* Tiền lương nghỉ phép trích trước.

Đối với công nhân viên nghỉ phép năm, theo chế độ chính quy công nhân trong thời gian nghỉ phép đó vẫn được hưởng lương đầu đủ, như trong thời gian đi làm. Tuy nhiên nếu việc nghỉ phép diễn ra không đều đặn sẽ dẫn đễn những khó khăn trong Công ty trong việc bố trí kế hoạch sản xuất, tính toán chi phí tiền lương cũng như giá thành sản phẩm. Do đó, để hạn chế biến động của chi phí tiền lương khi công nhân sản xuất nghỉ phép đối với công nhân sản xuất sản phẩm. Căn cứ vào quỹ lương cấp bậc và số ngày nghỉ quy định để dự tính số lượng sẽ phải trả cho công nhân viên trong thời gian nghỉ phép. Trên cơ sở xác định mức tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất.

Số trích trước theo kế hoạch tiền lương nghỉ pháp của công nhân sản xuất trong tháng = Số tiền lương chỉnh phải trả trong tháng x Tỷ lệ trích trước theo kế hoạch tiền lương nghỉ pháp của công

Tỷ lệ trích trước theo kế hoạch tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất

==

Tổng tiền lương nghỉ pháp phải trả cho CNSX theo kế hoạch trong năm

Tổng tiền lương chỉnh phải trả cho CNSX theo kế hoạch trong năm

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty Cổ phần xây dựng giao thông Hoa Việt.docx (Trang 31 - 34)