3. Nội dung kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp
4.2. Hạch toán CPSX và tính GTSP theo phương thức khoán
Tại đơn vị giao khoán: Kế toán sử dụng TK 1413- tạm ứng chi phí xây lắp giao khoán nội bộ, để phản ánh quan hệ thanh toán nội bộ về các khoản tạm ứng.
Sơ đồ1.7:Hạch toán CPSX và tính GTSP xây lắp theo phương thức khoán gọn tại đơn vị giao khoán
TK 621, 622
TK 111, 112,152,… TK 1413 623, 627 TK 154 Tạm ứng cho đơn Chi phí thực tế P.S
nhận khoán căn cứ vào K/c chi phí quyết toán
Tạm ứng bổ sung TK 133 Thuế GTGT Hoàn ứng còn thừa
Tại đơn vị nhận khoán: Do không tổ chức bộ máy kế toán riêng nên chỉ có nhiệm vụ tập hợp các chứng từ liên quan đến khối lượng xây lắp nhận khoán và nộp cho đơn vị giao khoán.
4.2.2. Trường hợp đơn vị nhận khoán có tổ chức bộ máy kế toán riêng
Tại đơn vị giao khoán: Kế toán sử dụng TK 1362- phải thu về giá trị khối lượng xây lắp giao khoán nội bộ, TK này được mở chi tiết cho từng công trình đối với nhận khoán và chỉ sử dụng ở đơn vị giao khoán.
Sơ đồ 1.8: Hạch toán CPSX theo phương thức khoán tại đơn vị giao khoán
TK 111,112,… TK 1362 TK 154 ` Giá trị xây lắp giao
T/ứng cho đvị nhận khoán khoán nội bộ TK 133 T/ứng bổ sung Thuế GTGT Hoàn ứng còn thừa
Tại đơn vị nhận khoán: Kế toán sử dụng TK 3362- Phải trả về giá trị khối lượng xây lắp giao khoán nội bộ để phản ánh giá trị khoán xây lắp nội bộ với đơn vị giao khoán.
Trình tự hạch toán theo sơ đồ sau:
Sơ đồ1.9: Hạch toán tại đơn vị nhận khoán
TK 621 TK 154 TK 3362 TK 111,112,… Giá trị XL giao khoán bàn giao
(1) Nhận tạm ứng TK 622 TK 512 Tổng Doanh thu hợp (2) Bổ sung tạm ứng TK 623 CPSX TK 3331 Thuế GTGT TK 627 TK 632 Hoàn ứng K/c GV (2)
Trong đó: (1) Đơn vị nhận khoán không hạch toán xác định kết quả
(2) Đơn vị hạch toán có xác định kết quả
5. Hạch toán chi phí sửa chữa và bảo hành công trình
Theo qui định, nhà thầu thi công phải có trách nhiệm bảo hành công trình, nhà thầu cung ứng thiết bị công trình có trách nhiệm bảo hành thiết bị công trình.
Nội dung bảo hành gồm: Khắc phục, sửa chữa, thay thế thiết bị hư hỏng, khiếm khuyết hoặc khi công trình vận hành sử dụng không bình thường do lỗi của nhà thầu gây ra. Thời gian bảo hành công trình được xác định theo loại và theo cấp công trình.
Trình tự hạch toán như sau:
Sơ đồ 1.10: Hạch toán chi phí sửa chữa và bảo hành công trình
TK 621 TK 154 TK 352 TK 627 K/c giá thành bảo hành
công trình hoàn thành Trích dự phòng bảo TK 622 hành phải trả Tổng TK 711
hợp Hoàn nhập Bổ sung thêm dự TK 623 CPBH dự phòng phòng phải trả
TK 627
6. Hệ thống sổ kế toán áp dụng trong kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại DN xây lắp: thành sản phẩm tại DN xây lắp:
Hình thức tổ chức sổ kế toán là hình thức kết hợp các loại sổ sách có kết cấu khác nhau theo một trình tự hạch toán nhất định nhằm hoàn thiện hoá và tính toán các chỉ tiêu theo yêu cầu quản lý kinh doanh.
Theo qui định thì tất cả các DN xây lắp thuộc mọi loại hình, mọi thành phần kinh tế đều phải mở sổ, ghi chép, quản lý, bảo quản và lưu trữ sổ kế toán theo đúng qui định của chế độ sổ kế toán này. Các hình thức sổ kế toán qui định áp dụng thống nhất đối với DN xây lắp gồm: Hình thức sổ kế toán nhật ký chung, hình thức sổ kế toán nhật ký- sổ cái, hình thức sổ kế toán nhật ký chứng từ, hình thức sổ kế toán chứng từ ghi sổ.
Doanh nghiệp phải căn cứ vào qui mô, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, yêu cầu quản lý và trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán, điều kiện trang bị kỹ thuật mà lựa chọn một hình thức sổ kế toán phù hợp và phải tuân thủ theo đúng qui định của hình thức sổ kế toán đó gồm: Các loại sổ và kết cấu các loại sổ, quan hệ đối chiếu kiểm tra,
trình tự, phương pháp ghi chép các loại sổ kế toán. Sau đây, em xin trình bầy hình thức sổ Nhật ký chung là hình thức sổ mà đơn vị thực tập đang áp dụng.
Hình thức Nhật ký chung đuợc áp dụng cho các DN có qui mô lớn, sử dụng kế toán thủ công hoặc kế toán máy, yêu cầu quản lý cao. Tất cả các nghiệp vụ kinh tế- tài chính phát sinh đều phải ghi vào sổ Nhật ký chung theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên sổ Nhật ký chung để ghi sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung như sau:
Sơ đồ 1.11: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo hình thức Nhật ký chung
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
7. Đặc điểm kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành ở một số nước trên thế giới so với Việt Nam: thế giới so với Việt Nam:
Do mỗi nước có điều kiện kinh tế phát triển kinh tế khác nhau nên có mô hình và những qui định về phương pháp thực hành kế toán cũng khác nhau. Do đó, trong Sổ, thẻ kế toán chi tiết TK 621, 622, 623, 627, 154 Chứng từ gốc về chi phí Các bảng phân bổ SỔ NHẬT KÝ CHUNG Sổ cái TK 621, 622, 623, 627, 154 Bảng cân đối số phát sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Bảng tổng hợp chi tiết chi phí Thẻ tính giá thành
hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cũng có sự khác nhau giữa kế toán Việt Nam và kế toán tại một số nước trên thế giới, ta có thể thấy sự khác biệt đó qua việc nghiên cứu kế toán tại Pháp và Mỹ.
7.1. Kế toán Mỹ:
Theo kế toán Mỹ thì chi phí được hiểu là giá trị của các nguồn lực đã hao phí để có được các hàng hoá, dịch vụ và chi phí được phân loại thành chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ. Trong đó, chi phí sản phẩm là chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm như: Chi phí NVLTT, chi phi NCTT, chi phí SXC và tạo nên gía vốn hàng bán khi sản phẩm đó được tiêu thụ. Còn chi phí thời kỳ là những phí tổn được tính vào chi phí kinh doanh trong kỳ để xác định lợi nhuận gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý.
Kế toán Mỹ có 2 phương pháp hạch toán chi phí sản phẩm cơ bản là:
+ Hạch toán chi phí theo công việc: Theo phương pháp này thì chi phí được ghi nhận riêng theo từng công việc.
+ Hạch toán chi phí theo quá trình sản xuất: Theo phương pháp này chi phí sản phẩm được tập hợp, theo dõi từng giai đoạn sản xuất trong một khoảng thời gian nhất định.
Theo kế toán Mỹ thì các khoản mục chi phí NVLTT, chi phí NCTT được coi là chi phí trực tiếp nên khi phát sinh được tập hợp trực tiếp vào TK sản phẩm dở dang, còn chi phí SXC được coi là chi phí gián tiếp nên được theo dõi riêng sau đó mới phân bổ vào TK sản phẩm dở dang.
Kế toán Mỹ cơ nhiều điểm tương đồng với kế toán Việt Nam như: đều có 2 phương pháp hạch toán hàng tồn kho là phương pháp kê khai thường xuyên và kiểm kê định kỳ, đều có cách phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục chi phí gồm chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SXC và đều có phương pháp hạch toán chi phí giống nhau như hạch toán chi phí theo đơn đặt hàng, theo giai đoạn công nghệ,…
Tuy nhiên giữa kế toán VN và kế toán Mỹ vẫn có sự khác biệt:
Hệ thống tài khoản của kế toán Mỹ mang tính hướng dẫn bao gồm các tài khoản được sử dụng phổ biến trong công tác kế toán của DN, tài khoản dùng để hạch toán các khoản chi phí mang tính đặc thù riêng của từng DN sẽ do DN tự xác định sao cho phù hợp.
Các khoản mục chi phí NVLTT, chi phí NCTT khi phát sinh được tập hợp thẳng vào TK sản phẩm dở dang do kế toán Mỹ không sử dụng TK chi phí NVLTT, chi phí NCTT. Chỉ có chi phí SXC được theo dõi riêng trên TK chi phí SXC trước khi đuợc phân bổ vào TK sản phẩm dở dang. Nhưng kế toán Việt Nam thì các chi phí đều được tập hợp riêng sau đó mới kết chuyển để tính giá thành. Với việc hạch toán như vậy sẽ cung cấp thông tin phục vụ quản lý một cách thuận tiện hơn.
Sơ đồ 1.12: Hạch toán tổng hợp CPSX và tính GTSP theo kế toán Mỹ.
TK NVL TK SPDD TK thành phẩm TK GVHB Chi phí NVLTT Giá trị sản phẩm Giá vốn thành
hoàn thành phẩm tiêu thụ TK Cp SXC Cphí NVL gián tiếp TK phải trả NBán ` Cp dịch vụ mua ngoài cho SX TK khấu hao TSCĐ KH TSCĐ dùng cho SX TK phải trả CNV Cp nhân công gián tiếp
Cp nhân công trực tiếp
7. 2. Kế toán Pháp:
Theo kế toán Pháp, chi phí sản xuất được hiểu là số tiền bỏ ra để mua các yếu tố cần thiết cho quá trình kinh doanh nhằm sinh lợi cho DN. Chi phí được chia làm 3 loại
là chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí hoạt động tài chính và chi phí đặc biệt, trong từng loại chi phí đó lại được phân loại theo nội dung kinh tế của chi phí.
Kế toán Pháp chỉ cho phép hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ và ghi nhận chi phí theo từng yếu tố chi phí trên các tài khoản chi tiết.
Kế toán pháp sử dụng các TK để tập hợp chi phí theo yếu tố chi phí và nhóm tài khoản sử dụng trong kế toán chi phí gồm: TK 60- mua hàng, TK 61- dịch vụ mua mua ngoài, TK 63- thuế và lệ phí, TK 64 – chi phí nhân viên, TK 65 – chi phí thông thường khác, TK 66- chi phí tài chính, …
Mặt khác kế toán Pháp chỉ sử dụng một hình thức sổ duy nhất là hình thức nhật ký chung. Như vậy ta có thể nhận thấy sự giống và khác nhau giữa kế toán Pháp và kế toán Việt Nam. Trước hết, nhận thấy kế toán Pháp và kế toán Việt Nam đều quan niệm chi phí là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra trong kỳ sản xuất và đều có cách phân loại chi phí theo nội dung kinh tế.
Tuy nhiên kế toán Pháp chỉ có một phương pháp hạch toán hàng tồn kho là kiểm kê định kỳ nhưng kế toán Việt Nam sử dụng thêm phương pháp kê khai thường xuyên. Nếu kế toán Pháp chỉ sử dụng một hình thức sổ duy nhất là hình thức là nhật ký chung thì kế toán Việt Nam được phép sử dụng 4 hình thức sổ kế toán là Nhật ký chung, Nhật ký- sổ cái, Nhật ký chứng từ, Chứng từ ghi sổ. Trong khi kế toán Pháp có sự phân biệt rõ ràng giữa kế toán tổng quát (kế toán tài chính) và kế toán phân tích (kế toán quản trị) nên để thực hiện việc quản trị chi phí và giá thành thì kế toán quản trị phải xây dựng kế toán quản trị riêng trong khi kế toán tài chính của Việt Nam còn có thể phục vụ trong kế toán quản trị.
Sơ đồ 1.13: Hạch toán tổng hợp CPSX và tính GTSP theo kế toán Pháp
TK mua hàng TK giá phí sản xuất TK giá vốn Xuất kho vật liệu TK thành phẩm
đưa vào sx Giá thành
nhập kho giá thành sản phẩm tiêu thụ TK CP phân chia
chi phí trực tiếp
TK SPDD Phân bổ chi phí gtiếp trị giá
SPDD
TK giá phí phân phối
Chi phí trực tiếp K/c giá phí phân phối Phân bổ chi phí
PHẦN II
THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY KỸ THUẬT XÂY DỰNG PHƯƠNG BẮC
I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty Kỹ thuật và xây dựng Phương Bắc có tên giao dịch bằng tiếng Anh là North Engineering VietNam Co.
Có trụ sở đặt tại số 2 Trần Huy Liệu - Giảng Võ - Ba Đình - Hà Nội. Tel 04. 7261719
Fax 04.7261695 Email: north@fpt.vn
Tiền thân của công ty là Xí nghiệp khung nhôm dân dụng Phương Bắc, là xí
nghiệp liên doanh được thành lập theo giấy phép đầu tư số 146/ CP ngày 08/12/1990 của Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư.
Với số vốn đầu tư ban đầu của xí nghiệp là 224.327 USD Số vốn pháp định là 224.327 USD
Trong đó: Bên Việt Nam góp 78.828 USD chiếm 33% vốn pháp định Bên nước ngoài góp 150.499 USD chiếm 67% vốn pháp định.
Do hoạt động có hiệu quả nên xí nghiệp khung nhôm dân dụng Phương Bắc tiếp tục xin phép việc phát triển vốn đầu tư và vốn pháp định của xí nghiệp trong năm 1997 theo Giấy phép đầu tư điều chỉnh số 146/GDPDDC4 ngày 24/04/1997:
Các bên liên doanh gồm:
- Bên Việt Nam: Công ty TNHH thương mại và đầu tư công nghệ JPET - Bên nước ngoài: Các ông Kurt Bergstrom, Stafan Lennart Anaker và Lars V.Pearson quốc tịch Thuy Điển do ông Kurt Bergstrom làm đại diện.
- Vốn đầu tư của công ty là: 2.000.000 USD - Vốn pháp định của công ty là: 650.000 USD Tỷ lệ vốn góp Pháp định của công ty như sau:
- Bên Việt Nam: 214.500 USD chiếm 33% vốn pháp định bằng máy móc, thiết bị và tiền mặt.
- Bên nước ngoài: 435.500 USD chiếm 67% vốn pháp định bằng máy móc, thiết bị và tiền nước ngoài.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và thuận tiện trong giao dịch,ngày 14/11/1998 thì xí nghiệp khung nhôm dân dụng Phương Bắc được đổi thành doanh nghiệp liên doanh có tên gọi "Công ty Kỹ thuật xây dựng Phương Bắc".
Doanh nghiệp liên doanh này có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và mở tài khoản tại ngân hàng theo pháp luật Việt nam.
Thời gian hoạt động cuả công ty là 25 năm kể từ ngày được cấp giấy phép đầu tư.
Từ một xí nghiệp nhỏ với số vốn đầu tư thấp và cơ sở vật chất chưa đầy đủ, hiện nay công ty đã được mở rộng cả về vốn lẫn trang thiết bị xây dựng.
Bên cạnh việc đổi mới trang thiết bị công ty còn chú trọng tới việc đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn cho các cán bộ kỹ thuật, không ngừng nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân viên bằng cách cử đi học để nâng cao trình độ nghiệp vụ.
Là một đơn vị đến nay đã có hơn 16 năm trưởng thành và phát triển. Mục tiêu của công ty là tiếp cận nhanh thị trường nên trong thời gian qua công ty luôn cố gắng để ký kết được nhiều hợp đồng xây dựng, có những chính sách phù hợp để khuyến khích sự hăng say lao động, năng suất làm việc và thu hút khách hàng. Điều này đã giúp cho công ty hoạt động đạt kết quả cao thể hiện rõ nét trên kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Sau đây là một số chỉ tiêu về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2003 đến năm 2006.
Bảng: Một số chỉ tiêu trên BCKQKD và BCĐKT của công ty
Đvt: ngđ
Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
1. Tổng doanh thu 8.125.347 9.326.600 11.546.980 14.022.310 2. Trích nộp ngân sách 102.756 112.457 124.382 146.420 3. Lợi nhuận 325.236 416.120 622.910 700.210 4.Thu nhập bình quân đầu người/tháng 1.200 1.800 2.200 2.350 5. Chi phí quản lý DN 1.668.900 1.556.340 1.210.557 1.356.764 6. TSCĐ 2.390.302 2.234.890 3.810.359 3.354.207
Qua bảng chi tiêu trên ta có thể nhận thấy doanh thu của công ty năm sau luôn