- Sản phẩm làm dở là khối lượng công việc còn đang trong qúa trình sản xuất, chế biến nằm trên dây chuyền công nghệ, hoặc đã hoàn thành một vài quy trình chế biến mới trở thành sản phẩm.
- Các Doanh nghiệp sản xuất thường có quy trình công nghệ sản xuất liên tục và xen kẽ nhau, nên ở thời điểm cuối tháng có khối lượng sản phẩm còn đang sản xuất dở dang. Trong trường hợp này chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ không chỉ liên quan đến cả những sản phẩm công việc đã hoàn thành trong kỳ mà còn liên quan đến cả những sản phẩm công việc đang sản xuất dở dang.
- Đánh giá sản phẩm làm dở là tính toán xác định phần chi phí sản xuất là một trong những yếu tố quyết định tính trung thực hợp lý của giá sản phẩm dở dang là công việc rất phức tạp vì mức độ hoàn thành của chúng không đồng
nhất, không hạch toán riêng được. Hơn nữa do đặc điểm của quy trình công nghệ sản xuất, do tính chất của từng loại sản phẩm dở dang khác nhau. Do vậy muốn đánh giá chính xác được sản phẩm dở dang phải tổ chức tốt công tác kiểm kê xác định khối lượng sản phẩm làm dở cuối kỳ, đánh giá xác định mức độ hoàn thành của chúng phải áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang phù hợp với đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất.
4.1. Đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí NVL chính hoặc chi phí NVL trực tiếp. tiếp.
Để áp dụng phương pháp này thì chi phí NVL chính hoặc chi phí NVL trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm.
Theo phương pháp này thì chỉ tính NVL chính và NVL trực tiếp cho sản phẩm làm dở còn các chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung tính cả cho sản phẩm hoàn thành. Giá trị sp dd ckỳ X SLSPDDCK SL Sản phẩm hoàn thành + SLSP DD = CPSXD đkỳ(NVL)+CPPS trong kỳ(NVL)
*Ưu điểm: Quá trình tính toán và xác định chi phí sản phẩm dở dang tương đối
đơn giản và dễ thực hiện:
* Nhược điểm: Các chi phí dở dang thường được xác định kém chính xác do chỉ
tập trung tính chi phí dở dang theo chi phí NVL trực tiếp.
4.2. Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương đương
Phương pháp này áp dụng thích hợp với những sản phẩm, có tỷ trọng chi phí NVL trực tiếp chiếm tỷ trọng không lớn lắm trong tổng chi phí mà chủ yếu là NVL và chi phí sản xuất chung.
Theo phương pháp này sản phẩm làm dở trong kỳ phải chịu toàn bộ chi phí sản xuất theo mức độ hoàn thành, do đó khi kiểm kê sản phẩm làm dở, người ta phải đánh giá mức độ hoàn thành, sau đó quy đổi sản phẩm làm dở về theo sản phẩm hoàn thành tương đương.
- Đối với chi phí NVL trực tiếp được bỏ vào một lần ngay khi bắt đầu sản xuất. Số lượng sp hoàn thành + SLSPDD CPNVLDD đầu kỳ + CPNVLPS trong kỳ SL sp phân bổ = CPNVLDDCK X
Đối với chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung thì người ta phải đánh giá theo mức độ hoàn thành đã được quy đổi về sản lượng sản phẩm hoàn thành tương đương.
=
Số lượng sp hoàn thành tương đương SL sản phẩm Làm dở Mức độ Hoàn thành X Giá trị SPDDCK CPSX DDĐK = CPSX ps trong kỳ Slượng SP hoàn thành
Slượng SP HT tương đương
++ + X
Slượng SP HT tương đương
* Ưu điểm: Kết quả tính toán có mức độ hợp lý cao hơn vì được chúng tính toán
đầy đủ các khoản mục chi phí.
* Nhược điểm: Khối lượng tính toán lớn, mất nhiều thời gian khi kiểm kê sản
phẩm dở dang phải xác định mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang ở từng bước công nghệ, công việc này khá phức tạp, cách áp dụng phương pháp này thường phải lập các bảng tính sẵn để tính toán được nhanh.
4.3 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí định mức.
- Theo phương pháp này kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang đã kiểm kê xác định ở từng công đoạn, sau đó tập hợp lại cho từng loại sản phẩm.
- Phương pháp này áp dụng ở Doanh nghiệp thực hiện việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp định mức.
Khối lượng SPDDCK X = Tỷ lệ % hoàn thành CP sản phẩm DDCK CPSX định Mức X
* Nhược điểm: Kết quả tính toán thiếu chính xác.