Nội dung hoàn thiện

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại Công ty TNHH Cơ kim khí Sơn Hà.docx (Trang 51 - 55)

III. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHIPHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

2. Nội dung hoàn thiện

* Xác định nội dung và phạm vi các khoản chi phí.

Công việc đầu tiên của quá trình kế toán chi phí nói chung và kế toán chi phí sản xuất nói riêng bao giờ cũng đòi hỏi phải xác định chính xác các khoản chi phí thực tế phát sinh. Sau đó sắp xếp chúng vào các loại, các khoản mục chi phí cho phù hợp với các khoản mục đáp ứng yêu cầu quản lý. Ngoài ra cần tìm tòi vận dụng các phương pháp hoạch toán chi phí sản xuất hợp lý, tổ chức hoạch toán theo một trình tự lôgíc, thống nhất, tính toán đầy đủ, chính xác, cung cấp số liệu một cách khách quan cho việc hoạch toán và tính giá thành.

Phạm vi chi phí chỉ liên quan đến quá trình sản xuất yêu cầu không nhầm lẫn hay cố tình sắp xếp những khoản chi phí của hoạt động khác vào khoản mục chi phí sản xuất.

Căn cứ vào đặc điểm quá trình công nghệ đặc điểm tổ chức sản xuất của Doanh nghiệp để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và phương pháp tính giá thành sản phẩm thích hợp.

Tổ chức tập hợp và phân bổ từng loại chi phí sản xuất theo đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã xác định và bằng phương pháp thích hợp đã cho cung cấp kịp thời những số liệu thông tin tổng hợp về các khoản mục chi phí, xác định đúng đắn chi phí của sản phẩm dở dang cuối kỳ.

* Hoàn thiện khâu hoạch toán ban đầu.

Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh và thực sự hoàn thành đều phải được lập chứng từ làm cơ sở pháp lý cho mọi cho mọi số liệu trên tài khoản, sổ kế toán và báo cáo kế toán. Chứng từ kế toán phải được tập hợp kịp thời, theo đúng quy định về nội dung và phương pháp lập. Trong Doanh nghiệp áp dụng hai hệ thống là hệ thống chứng từ kế toán bắt buộc và hệ thống chứng từ hướng dẫn. Hệ thống chứng từ kế toán thống nhất bắt buộc là hệ thống chứng từ phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa các pháp nhân đã được nhà nước tiêu chuẩn hoá về

quy cách, mẩu biểu, chỉ tiêu phản ánh và phương pháp lập thống nhất cho mọi loại hình Doanh nghiệp. Do vậy đối với Doanh nghiệp chỉ là vấn đề tổ chức thực hiện. Còn hệ thống chứng từ kế toán hướng dẫn chủ yếu được sử dụng trong nội bộ Doanh nghiêp. Đối với loại chứng từ này vấn đề đặt ra với Doanh nghiệp, là lựa chọn, vận dụng như thế nào trong Doanh nghiệp kế toán trưởng phải quy định trình tự và thời gian luân chuyển các chứng từ kế toán như:

- Hợp lý hoá thủ tục truy cập và xử lý chứng từ. - Thủ tục xét duyệt.

- Xây dựng chương trình luân chuyển hợp lý.

- Phân loại chứng từ, tổng hợp số liệu chứng từ hợp lý phục vụ cho việc cung cấp thông tin

- Trang bị phương tiện kỹ thuật cho việc ghi chép, xử lý chứng từ. - Tăng cường kiện toàn nội bộ việc tuân thủ chế độ ghi chép ban đầu. - Quản lý việc ghi sổ và lưu trữ chứng từ.

* Hoàn thiện việc vận dụng hệ thống tài khoản vào việc hoạch toán chi phí sản xuất.

Hệ thống tài khoản kế toán Doanh nghiệp là bộ phận cấu thành quan trọng nhất trong toàn bộ hệ thống chế độ kế toán Doanh nghiệp tất cả các Doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế đều phải thực hiện việc áp dụng thống nhất hệ thống tài khoản kế toán Doanh nghiệp. Hệ thống tài khoản kế toán Doanh nghiệp đã phản ánh đầy đủ mọi hoạt động kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế phù hợp với yêu cầu và đặc điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. Điều quan trọng là phải biết vận dụng một cách hợp lý hệ thống tài khoản thống nhất đó. Căn cứ vào đặc điểm kinh doanh của Doanh nghiệp, nội dung các nghiệp vụ kinh tế phát sinh mà kế toán có thể không sử dụng một số tài khoản, hoặc chi tiết hơn nữa một số tài khoản nào đó sao cho có sự thuận lợi trong ghi chép, phản ánh và lập báo cáo kế toán, kế toán cần hiểu rõ nội dung và yêu cầu của mỗi tài khoản để tránh vận dụng sai.

Hệ thống sổ kế toán sử dụng để ghi chép, hệ thống hóa và tổng hợp số liệu từ các chứng từ kế toán theo một trình tự nhất định .

Căn cứ vào yêu cầu quản lý, đặc điểm tình hình cung cấp và xử lý thông tin của Doanh nghiệp, trình độ của nhân viên kế toán cũng như điều kiện trang thiết bị tính toán mà Doanh nghiệp có thể chọn bộ sổ thích hợp với đơn vị mình.

Tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán về nguyên tắc phải đảm bảo gọn nhẹ, đảm bảo cho khối lượng công việc của kế toán phù hợp với số liệu trên số phải dễ tổng hợp, dễ đối chiếu với nhau nhằm phục vụ cho công tác kiểm tra đánh giá.

* Hoàn thiện việc lập báo cáo kế toán.

Hệ thống các báo cáo tài chính là bộ phận quan trọng trong hệ thống chế độ kế toán Doanh nghiệp, các báo cáo tài chính phản ánh tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, công nợ, nguồn vốn, tình hình và kết quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp trong một kỳ hạch toán. Nhà nước đã quy định hệ thống báo cáo tài chính bắt buộc đối với các Doanh nghiệp bao gồm: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính, riêng báo cáo lưu chuyển tiền tệ thì nhà nước chưa bắt buộc. Để đáp ứng yêu cầu quản lý thống nhất và tổng hợp số liệu về tình hình kết qủa hoạt động sản xuất kinh doanh của các Doanh nghiệp đòi hỏi các Doanh nghiệp phải tổ chức thực hiện đầy đủ về thời gian, nội dung và phương pháp lập báo cáo tài chính, trước yêu cầu của công tác quản lý trong nền kinh tế thị trường, kế toán không chỉ biết lập báo cáo mà đòi hỏi phải biết đọc và phân tích báo cáo tài chính để có thể kiến nghị đề xuất, cố vấn cho lãnh đạo Doanh nghiệp.

PHẦN II

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM BỒN NƯỚC INOX TẠI CÔNG TY VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM BỒN NƯỚC INOX TẠI CÔNG TY

TNHH CƠ KIM KHÍ SƠN HÀ.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại Công ty TNHH Cơ kim khí Sơn Hà.docx (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w