I. Bổ sung tài khoản và nội dung kế toán các khoản đầu tư tài chính.
1. Kế toán đầu tư chứng khoán
- Khi mua chứng khoán ngắn hạn, dài hạn, ghi:
Nợ TK 121(1211), 221(2211): Giá mua + Chi phí mua Có TK 111, 112,…
- Mua trái phiếu nhận lãi trước:
+ Khi mua trái phiếu căn cứ vào chứng từ mua, ghi: Nợ TK 121(1211), 221(2211): Giá mua + Chi phí mua Có TK 331(3318): Lãi nhận trước
Có TK 111, 112, … : Số tiền thực trả
+ Định kỳ tính và phân bổ lãi nhận trước theo số phải thu từng kỳ: Nợ TK 331(3318)
Có TK 531: Lãi phân bổ kỳ này
+ Khi trái phiếu đến kỳ đáo hạn được thanh toán, ghi: Nợ TK 111, 112,…
Có TK 121(1211), 221(2211): Giá gốc chứng khoán
- Trường hợp mua trái phiếu nhận lãi định kỳ:
+ Khi mua trái phiếu, ghi:
Nợ TK 121(1211), 221(2211): Giá mua + Chi phí mua Có TK 111, 112, …
+ Định kỳ tính lãi phải thu từng kỳ, ghi: Nợ TK 111, 112, 311(3118), …
Có TK 531: Lãi định kỳ
+ Khi thanh toán trái phiếu đến hạn, ghi; Nợ TK 111, 112, 311(3118), …
Có TK 121(1211), 221(2211): Giá gốc chứng khoán Có TK 531: Lãi của kỳ đáo hạn
- Trường hợp mua trái phiếu nhận lãi một lần vào ngày đáo hạn: + Khi mua trái phiếu, ghi:
Nợ TK 121(1211), 221(2211): Giá mua + Chi phí mua Có TK 111, 112, …
+ Định kỳ tính số lãi phải thu từng kỳ từ đầu tư trái phiếu, ghi: Nợ TK 311(3118)
Có TK 531: Số lãi
+ Khi thanh toán trái phiếu đến kỳ đáo hạn, ghi: Nợ TK 111, 112,…
Có TK 531: Số lãi của kỳ đáo hạn
Có TK 311(3118): Tiền lãi đã ghi vào thu nhập của các kỳ trước nhận tiền kỳ này. - Khi bán chứng khoán:
+ Trường hợp bán chứng khoán có lãi, ghi: Nợ TK 111, 112, …
Có TK 121(1211), 221(2211): Giá gốc chứng khoán Có TK 531: Chênh lệch giá bán > giá gốc
+ Trường hợp bán chứng khoán bị lỗ, ghi: Nợ TK 111, 112, …
Nợ TK 631: Chênh lệch giá bán < giá gốc
Có TK 121(1211), 221(2211): Giá gốc chứng khoán