Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa: “Bùng nhùng” khái niệm

Một phần của tài liệu báo cáo tài chính và các mẹo hợp pháp cần biết.doc (Trang 52)

- Kế toán xử lý số chênh lệch tỷ giá hối đoái cuối kỳ của hoạtđộng hành chính sự nghiệp, hoạtđộng dự án:

Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa: “Bùng nhùng” khái niệm

Ngày 14/9/2006, Bộ trưởng Bộ Tài chính ký Quyết định số 48/2006/QĐ- BTC (QĐ 48) về việc ban hành Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) với mục tiêu nhằm giảm độ phức tạp của các nghiệp vụ kế toán, báo cáo tài chính cho phù hợp với năng lực có phần bị hạn chế của các DNNVV. QĐ 48 thay thế QĐ số 1177 TC/QĐ/CĐKT ngày 23/12/1996 và QĐ số 144/2001/QĐ-BTC.

Tuy nhiên, Chế độ kế toán DNNVV ban hành theo QĐ 48 vẫn còn những bất cập mà nguyên nhân chính là sự bùng nhùng về khái niệm. Thế nào là DNNVV? QĐ 48 dẫn chiếu Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 của Chính phủ Về trợ giúp phát triển DNNVV. Điều 3 của NĐ 90 định nghĩa về DNNVV như sau: "DNNVV là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người".

Theo định nghĩa trên, phần lớn các DN được thành lập và hoạt động theo Luật DN ở nước ta là DNNVV và thuộc đối tượng thực hiện Chế độ kế toán DNNVV. Tuy nhiên, tại mục 1, Phần Quy định chung của Chế độ kế toán DNNVV lại có quy định: "Cty TNHH, Cty cổ phần, Cty hợp danh và DN tư nhân có quy mô lớn áp dụng Chế độ kế toán DN ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. DN có quy mô vừa có thể áp dụng Chế độ kế toán DN ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 nhưng phải thông báo cho cơ quan Thuế quản lý DN mình và phải thực hiện ổn định trong thời gian ít nhất 2 năm…". Như vậy, lại cần thêm một định nghĩa nữa về DN có quy mô vừa.

Định nghĩa về DNNVV của Nghị định 90 chủ yếu căn cứ vào quy mô vốn hoặc lao động được sử dụng và chủ yếu được sử dụng để thực hiện các biện pháp, chương trình trợ giúp cho sự phát triển của các

DNNVV. Việc xác định DN nhỏ, vừa và lớn khi lựa chọn chế độ kế toán áp dụng không hoàn toàn phụ thuộc vào quy mô vốn hoặc lao động của DN. Ngược lại, phạm vi hoạt động của DN về ngành nghề kinh doanh, địa bàn kinh doanh... lại là những nhân tố có tác động rất lớn. Chính vì vậy, nếu căn cứ vào quy mô vốn hoặc lao động thì DN thuộc loại DNNVV, nhưng khi áp dụng Chế độ kế toán DNNVV lại không thể xử lý đúng được nhiều nghiệp vụ gây khó khăn cho kế toán DN.

………..

Một phần của tài liệu báo cáo tài chính và các mẹo hợp pháp cần biết.doc (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w