PHẦN GIỚI THIỆU

Một phần của tài liệu Giáo trình quy hoạch, sử dụng đất đai (Trang 144 - 145)

1. Theo CV số 1814/CV-TCĐC, 1998

Các phương án QHSD đất đai được xây dựng trên cơ sở có sự hiệp thương (thông qua hội nghị, hội thảo để thoả thuận và lấy ý kiến đóng góp) với các ban ngành liên quan về nhu cầu diện tích, loại đất và phạm vi phân bố sử dụng. Báo cáo thuyết minh quy hoạch được soạn thảo theo đề cương hướng dẫn viết "Báo cao quy hoạch sử dụng đất đai" do TCĐC quy định (kèm theo CV số 1814/CV-TCĐC, ngày 12/10/1998).

Yêu cầu của phương án quy hoạch là: - Được các ban ngành chấp nhận - Phù hợp với tình hình thực tế và - Có tính khả thi cao.

Nội dung chính của phương án quy hoạch là:

- Bố trí đất đai với cơ cấu hợp lý theo không gian bằng cách khoanh xác định các loại đất chính (đất NN, đất LN, đất khu dân cư nông thôn, đất đô thị, đất chuyên dùng và đất chưa sử dụng)

- Định tuyến lựa chọn địa điểm cụ thể cho các dự án, công trình, các khu đất sử dụng theo từng mục đích cụ thể đối với sản xuất NN, LN....( căn cứ vào yêu cầu về vị trí, địa lý, địa Hình, địa mạo, thổ nhưỡng, chất lượng đất, địa chất thủy văn, lũ lụt, tiêu thoát nước, giao thông đi lại môi trường....) và thời gian ( định kỳ thực hiện cho từng mục đích sử dụng đất).

Kết quả phản ảnh nội dung của phương án quy hoạch được thể hiện:

- Bằng báo cáo thuyết minh, trong hệ thống biểu cân đối sử dụng đất đai - Khoanh vẽ trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất đai.

2. Theo Thông tư 30-2004/BTNMT, 2004

Theo thông tư 30-2004 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường thì xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất phải theo các điểm sau:

Phân bổ quỹ đất cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh bao gồm:

- Xác định diện tích đất để phân bổ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của cả nước, các ngành và các địa phương gồm đất sản

135

xuất nông nghiệp (đất trồng cây lâu năm, đất trồng cây hàng năm trong đó làm rõ diện tích đất trồng lúa nước); đất lâm nghiệp (đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, trong mỗi loại rừng cần phân rõ diện tích có rừng tự nhiên, có rừng trồng, diện tích khoanh nuôi phục hồi rừng và diện tích trồng rừng); đất nuôi trồng thuỷ sản; đất làm muối; đất nông nghiệp khác; đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị; đất chuyên dùng (đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp; đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; đất sử dụng vào mục đích công cộng); đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng; đất tôn giáo, tín ngưỡng; đất nghĩa trang, nghĩa địa; đất phi nông nghiệp khác; - Đối với mỗi mục đích sử dụng đất quy định tại tiết a điểm này cần xác

định diện tích đất không thay đổi mục đích sử dụng so với hiện trạng sử dụng đất; diện tích đất từ các mục đích khác chuyển sang trong kỳ quy hoạch, trong đó phải xác định rõ diện tích đất phải xin phép khi chuyển mục đích sử dụng và diện tích đất dự kiến phải thu hồi (nếu có);

- Xác định diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho mục đích sản xuất nông nghiệp; lâm nghiệp, trong đó xác định rõ diện tích đất trồng rừng mới và diện tích khoanh nuôi tái sinh rừng; nuôi trồng thuỷ sản; làm muối; nông nghiệp khác; phi nông nghiệp;

- Việc phân bổ diện tích các loại đất trong phương án quy hoạch nêu tại tiết a, b và c điểm này được xác định cụ thể cho từng vùng lãnh thổ. Khoanh định trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất của các vùng lãnh thổ đối với các khu vực sử dụng đất theo quy định tại tiết a, b và c điểm 8.1 khoản này mà có diện tích trên bản đồ từ bốn mi-li-mét vuông (4mm2) trở lên và tổng hợp lên bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cả nước.

Một phần của tài liệu Giáo trình quy hoạch, sử dụng đất đai (Trang 144 - 145)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)