Thực hiện tốt công tác phân công và hiệp tác lao động

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần may Sài Gòn giai đoạn 2009 - 2010.doc (Trang 63)

III. MỘT SỐ GIẢ PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH Ở CÔNG TY MAY Sài Gòn

3.Thực hiện tốt công tác phân công và hiệp tác lao động

Với những lao động được đào tạo và tuyển dụng có tay nghề cũng như trình độ chuyên môn rất khác nhau vì vậy việc phân công họ vào những công việc cụ thể nào cho đạt hiệu quả cao nhất là một bài toán khó với các doanh nghiệp. Nếu đúng công việc phù hợp với chuyên môn, họ sẽ phát huy được hết các năng lực vốn có đem lại hiệu quả lao động tối đa, nếu phân công không hợp lý sẽ gây ra lãng phí lao động. Ngoài ra chuyên môn hóa lao động và công cụ lao động cho phép người lao động có thể thực hiện được một loạt các bước công việc. Do giới hạn của phạm vi hoạt động của công nhân, công nhân có thể nhanh chóng nắm bắt được kỹ thuật, kỹ năng; kỹ xảo làm việc, giảm giờ làm; tăng năng suất ; tận dụng được tối đa tiềm lực của mỗi lao động.

Quá trình sản xuất sản phẩm của công ty may Sài Gòn trải qua rất nhiều quy trình, công đoạn khác nhau từ thiết kế, lên vải, cắt, may, thêu… với hàng trăm các loại mẫu mã sản phẩm khác nhau vì vậy vấn đề phân công lao động vào công đoạn nào, mức độ phức tạp ra sao là yêu cầu quan trọng đối với các nhà quản lý lao động.

Ngoài ra, để bắt nhịp được sự cân đối giữa các khâu, các bộ phận trong quá trình sản xuất công ty cần phải lên những phương án nhằm liên kết các hoạt động của từng cá nhân người lao động cũng như các bộ phận của công ty nhằm phục vụ một mục tiêu quan trọng nhất là tăng doanh thu, tối đa hoá lợi nhuận.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần may Sài Gòn giai đoạn 2009 - 2010.doc (Trang 63)