Để quản trị lợi nhuận nhằm đạt được mức lợi nhuận mong muốn, các nhà quản trị có thể lựa chọn một hoặc một số các phương pháp như
các phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho, phương pháp khấu hao TSCĐ, lựa chọn thời gian khấu hao…Tuy nhiên, nhà quản trị không thể
vận dụng từ năm này qua năm khác những phương pháp kế toán khác nhau. Thực tế, họ có thể vận dụng nhiều phương pháp cùng lúc chứ
không phải vận dụng một phương pháp đơn lẽ, bằng mắt thường không thể nhận diện được nhà quản trị sử dụng phương cách nào đểđiều chỉnh và có hay không việc điều chỉnh lợi nhuận[13, tr.284]. Những hạn chế
này đã tạo cơ hội cho các nhà nghiên cứu tìm cách cải tiến phương pháp nghiên cứu để nhận diện hành động quản trị lợi nhuận của nhà quản trị.
Có 2 phương pháp để nhận diện hành động này, thứ nhất “tấn công” trực tiếp vào hành động điều chỉnh lợi nhuận tức là trực tiếp kiểm tra
đối chiếu giữa báo cáo tài chính với các chứng từ sổ sách liên quan của những doanh nghiệp nghi ngờ có khả năng điều chỉnh lợi nhuận[15]. Tuy nhiên, phương pháp này rất khó thực hiện đối với các nhà nghiên cứu vì thật không dể các doanh nghiệp có thể cho kiểm tra chứng từ
cũng như các loại sổ sách có liên quan tại đơn vị họ. Phương pháp này thường chỉ được thực hiện thông qua các cơ quan có thẩm quyền như
kiểm toán, thanh tra,…Thứ hai, phương pháp nghiên cứu mới ra đời dựa vào cơ sở kế toán được vận dụng để lập báo cáo tài chính cụ thể là báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ
theo phương pháp trực tiếp. Báo cáo kết quả kinh doanh được lập dựa trên cơ sở dồn tích. Theo cơ sở này, mọi giao dịch liên quan đến tài sản, nguồn vốn, nợ phải trả, doanh thu, chi phí được ghi nhận tại thời điểm phát sinh giao dịch, không quan tâm đến thời điểm thực tế thu hoặc chi tiền[16,tr.7]. Lợi nhuận được xác định trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí phát sinh trong kỳ. Chính vì doanh thu và chi phí được ghi nhận tại thời điểm phát sinh nên việc xác định lợi nhuận phụ thuộc nhiều vào ý muốn chủ quan của nhà quản trị. Nhà quản trị có thể lựa chọn thời điểm phân bổ, trích trước nhiều loại chi phí hoặc ghi nhận doanh thu theo tiến độ hợp đồng xây dựng, đánh giá giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ theo mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang,… Thời điểm ghi nhận doanh thu và chi phí khác nhau sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận trong kỳ báo cáo.
Đây thể hiện những hành động vô hình mang tính chủ quan của nhà quản trị. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập dựa trên cơ sở tiền. Theo
cơ sở này, các nhà quản trị chỉ được ghi nhận khi có số tiền thực thu và thực chi. Vì thế không thể điều chỉnh thời điểm ghi nhận các giao dịch. Từ đó, chênh lệch giữa lợi nhuận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và dòng tiền trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp tạo ra những biến kế toán mà các nhà nghiên cứu thường gọi là accruals[15]. Hay nói cách khác accruals là phần lợi nhuận kế toán không bằng tiền được trình bày trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Biến kế toán dồn tích = Lợi nhuận sau thuế - Dòng tiền hoạt động kinh doanh Công thức 2.1 Î Lợi nhuận sau thuế = Biến kế toán dồn tích + Dòng tiền hoạt động kinh doanh Công thức 2.2 Do dòng tiền từ hoạt động kinh doanh không thể điều chỉnh, để điều chỉnh lợi nhuận các nhà quản trị phải nhận diện được các biến kế
toán và điều chỉnh các biến này. Tuy nhiên, không phải toàn bộ accruals
đều có thể đến từ hành động điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản trị[15]. Chẳng hạn như giảm khoản nợ phải thu do tăng dự phòng phải thu khó
đòi điều này do mức dự phòng cần trích lập lớn hơn so với năm trước, lựa chọn mức lập dự phòng tuy trong giới hạn cho phép của chế độ trích lập dự phòng phải thu khó đòi nhưng cũng nằm trong ý muốn chủ quan của nhà quản trị. Như vậy, biến kế toán này có thể được điều chỉnh. Ngoài ra, một nguyên nhân khác giảm nợ phải thu là do thắt chặt chính sách tín dụng của doanh nghiệp. Song nguyên nhân này không thể điều
chỉnh bởi tính chủ quan của nhà quản trị. Từ ví dụ trên ta thấy tổng accruals bao gồm 2 phần: một phần gọi là accruals không thể điều chỉnh (nondiscretionary accruals), phần còn lại gọi là accruals được điều chỉnh từ hành động điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản trị (discretionary accruals )[13, tr.284]. Biến kế toán dồn tích = Biến kế toán dồn tích không điều chỉnh + Biến kế toán dồn tích có thểđiều chỉnh Công thức 2.3 Như vậy, discretionary accruals chính là lợi nhuận có được bằng việc vận dụng các phương pháp kế toán. Vì discretionary accruals không thể quan sát trực tiếp được, để đo lường phần này các nhà nghiên cứu xác định phần nondiscretionary accruals. Phần nondiscretionary accruals liên quan đến mức độ hoạt động bình thường của doanh nghiệp. Từ đó mô hình nghiên cứu quản trị lợi nhuận thực chất là các mô hình xác định phần nondiscretionary accruals[13,tr.284].
Để minh họa các biến kế toán có thể được vận dụng bởi nhà quản trị ta xem xét ví dụ sau. Để đơn giản giả định không có hoạt động khác và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Bảng 2.1 Biến kế toán accruals Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh 2.000 Các biến kế toán Trừ: khấu hao -50 Trừ: giảm nợ phải thu -200 Cộng: tăng nợ phải trả + 100 Trừ: giảm hàng tồn kho -150
Lợi nhuận trước thuế 1.700
Xuất phát từ dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (được lập dựa vào cơ sở
kế toán tiền) có thể tính được lợi nhuận kế toán (được lập dựa vào cơ sở
dồn tích). Các biến kế toán trong ví dụ được giải thích như sau:
Một khoản điều chỉnh âm (-) cho biến kế toán có nghĩa với một khoản tiền chi ra sẽ làm giảm lợi nhuận kế toán và ngược lại.
Chi phí khấu hao: Chi phí khấu hao phụ thuộc vào chế độ khấu hao mà doanh nghiệp lựa chọn, thường biến kế toán này được điều chỉnh trong giới hạn rất hẹp hay nói cách khác biến kế toán này rất khó
điều chỉnh vì thế chi phí khấu hao thường được xem là hằng số, hay còn gọi là biến kế toán không thểđiều chỉnh.
Giảm khoản phải thu: Giả sử khoản phải thu giảm do tăng dự
phòng phải thu khó đòi. Đây là biến kế toán có thể điều chỉnh, cụ thể
doanh nghiệp chọn tỷ lệ phần trăm lập dự phòng cao hơn so với năm trước.
Tăng khoản phải trả: Giả sử khoản phải trả tăng do doanh nghiệp ước tính trích trước một số khoản chi phí như chi phí bảo hành sản phẩm (đối với các doanh nghiệp thương mại và xây dựng), chi phí
sủa chữa lớn TSCĐ (đối với các doanh nghiệp sản xuất),….Đây là biến kế toán có thểđiều chỉnh.
Giảm hàng tồn kho: Giả sử giảm hàng tồn kho do doanh nghiệp lựa chọn phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho (phương pháp bình quân, NT-XT, NS – XT, đích danh), với mỗi phương pháp được lựa chọn sẽ cho kết quả khác nhau và tùy thuộc vào giá cả trên thị trường cũng như ý muốn chủ quan của nhà quản trị mà có thể lựa chọn phương pháp này hoặc phương pháp khác, song ảnh hưởng đến ghi nhận giá vốn hàng bán ra trong kỳ và từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận. Ngoài ra, một nguyên nhân khác có thể làm giảm hàng tồn kho trong kỳ như
trường hợp trích lập dự phòng giống khoản nợ phải thu.
Tóm lại, nhà quản trị có thể vận dụng các biến kế toán có thể điều chỉnh để điều chỉnh lợi nhuận tăng hoặc giảm trong khuôn khổ
chuẩn mực và chế độ kế toán. Nhiều biến kế toán có thể được điều chỉnh rất khó phát hiện đối với nhà kiểm toán hoặc nếu có phát hiện cũng khó bác bỏ vì kỹ thuật điều chỉnh lợi nhuận nằm trong khuôn khổ
của chuẩn mực kế toán.
Từ chổ nhà nghiên cứu không thể tiếp cận được sổ sách kế toán của doanh nghiệp, họ không thể nhận diện được những biến kế toán nào có thể được điều chỉnh bởi nhà quản trị[15]. Hợp tuyển các phương pháp nghiên cứu liên quan tổng hợp bốn mô hình chủ yếu của các nhà nghiên cứu Healy (1985), DeAngelo (1986), Jones (1991),[15],….để
nhận diện hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Việc lựa chọn mô hình nghiên cứu cần phải dựa vào tính ưu việt của mô hình này so với các mô hình khác, ngoài ra còn cần phải dựa vào khả năng thu thập số liệu liên hệ
với nước ta việc thu thập số liệu là rất khó khăn do vậy mô hình của DeAngelo được cải tiến bởi Friedlan là một lựa chọn hợp lý.
Theo mô hình này, DeAngelo cho rằng sự biến đổi về mức độ
accruals giữa hai kỳ chính là lợi nhuận được điều chỉnh (discretionary accruals). Như vậy phần discretionary accruals là chênh lệch giữa total accruals giữa năm t và năm t-1 [13, tr.285]. Cụ thể: Biến kế toán dồn tích có thểđiều chỉnht = Biến kế toán dồn tícht - Biến kế toán dồn tícht-1 Công thức 2.4 Từ đó phần biến kế toán dồn tích không thể điều chỉnh (nondiscretionary accruals) là biến kế toán dồn tích (total accruals) của năm trước
Biến kế toán dồn tích không thểđiều chỉnht = Biến kế toán dồn tícht-1 Công thức 2.5 Ước tính nondiscretionary accruals trong mô hình của DeAngelo thật sự chính xác nếu nondiscretionary accruals không thay đổi theo thời gian và trung bình Discretionary accruals bằng 0 ở kỳ ước tính[13, tr.285]. Tuy nhiên, nondiscretionary accruals thường phụ thuộc vào mức độ hoạt động kinh doanh bình thường của doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp đang ở pha tăng trưởng thì phần nondiscretionary accruals sẽ biến động từ năm này sang năm khác. Ví dụ doanh nghiệp
đang ở pha tăng trưởng vì thế cần đầu tư thêm nhiều máy móc thiết bị, mở rộng qui mô kinh doanh,…mà ứng với mỗi loại TSCĐ sẽ có mức khấu hao khác nhau từ đó sẽ dẫn đến phần nondiscretionary accruals biến động, trong trường hợp này nondiscretionary accruals không chính xác. Để khắc phục nhược điểm này Friedlan đã cải tiến mô hình bằng
cách kiểm soát phần nondiscretionary accruals thay đổi do thay đổi mức độ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bằng cách chia nondiscretionary accruals tính được theo mô hình của DeAngelo cho doanh thu[13, tr.286]. Cụ thể: Công thức 2.6 Biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnht Doanh thut Biến kế toán dồn tícht-1 Doanh thut-1 - = Biến kế toán dồn tícht
Sau khi xác định phần Biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnht
tùy thuộc vào kết quả tính toán (< 0, > 0, = 0) mà các nhà nghiên cứu có thể đưa ra kết luận có hay không việc điều chỉnh lợi nhuận của các nhà quản trị và việc điều chỉnh này là điều chỉnh tăng hay giảm.