Để làm rõ hơn nội dung đã trình bày ở trên về khả năng điều chỉnh lợi nhuận của các nhà quản trị, tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp và đảm bảo tính khách quan. Trong đề tài này, tôi lựa chọn phương pháp chọn mẫu xác suất để lựa chọn ngẫu nhiên 20 doanh nghiệp tương ứng với 4 loại hình (mỗi loại hình 5 doanh nghiệp) gồm doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn. Trong đó doanh nghiệp nhà nước đại diện là Công ty vật liệu xây dựng – xây lắp & kinh doanh nhà Đà Nẵng, Công ty điện lực III, Công ty xăng dầu khu vực V, Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 5 và Công ty xây lắp và công nghiệp tàu thủy miền trung. Công ty cổ phần đại diện là Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng, Công ty cổ phần sách giáo dục tại thành phố Đà Nẵng, Công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng, Công ty cổ phần xi măng Hải Vân và Công ty
cổ phần cơ điện miền trung. Doanh nghiệp tư nhân đại diện là doanh nghiệp tư nhân Hải Sơn, doanh nghiệp tư nhân thương mại – dịch vụ
tổng hợp Hòa Hiệp, doanh nghiệp tư nhân Bổn Cường, doanh ngiệp tư
nhân Hoài Linh, doanh nghiệp tư nhân Hiền Thy. Công ty TNHH đại diện là công ty TNHH Tuấn Đạt, Công ty TNHH xổ số kiến thiết tỉnh Gia Lai, công ty TNHH Trương Thành Chung, công ty TNHH thương mại, ứng dụng và phát triển công nghệ mới N.E.T và công ty TNHH Nguyễn Quang.
Với mỗi loại hình doanh nghiệp, đề tài chọn số liệu của báo cáo tài chính gồm báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong 02 năm 2007 và 2008.
Chương 3
KIỂM NGHIỆM GIẢ THUYẾT
BẰNG CÁC MÔ HÌNH ĐÃ LỰA CHỌN
Như đã trình bày trong chương 2, để nhận biết được các doanh nghiệp có điều chỉnh lợi nhuận hay không, mức độ điều chỉnh như thế
nào và việc điều chỉnh lợi nhuận là điều chỉnh tăng hay giảm. Đề tài kiểm nghiệm mỗi loại hình doanh nghiệp bằng 2 mô hình: mô hình DeAngelo (1986) và mô hình Friedlan (1994)
Đối với mô hình DeAngelo (1986)
Theo mô hình này, DeAngelo cho rằng sự biến đổi về mức độ
biến kế toán dồn tích giữa hai kỳ chính là biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh (discretionary accruals) Biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh2008 = Biến kế toán dồn tích 2008 - Biến kế toán dồn tích không thể điều chỉnh2008 Trong đó; Biến kế toán dồn tích không thể điều chỉnh2008 = Biến kế toán dồn tích2007 Với: Biến kế toán dồn tích = Lợi nhuận sau thuế - Dòng tiền hoạt động kinh doanh
Đối với mô hình Friedlan (1994)
Theo mô hình này, để kiểm soát phần biến kế toán dồn tích không thể điều chỉnh thay đổi do thay đổi mức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Friedlan chia biến kế toán dồn tích không thể điều chỉnh của mô hình DeAngelo cho doanh thu. Cụ thể:
Biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh2008 Doanh thu2008 Biến kế toán dồn tích2007 Doanh thu2007 - = Biến kế toán dồn tích2008