ĐDK giao chéo hoặc đi gần đường sắt

Một phần của tài liệu Trạm điện - Chương 5 (Trang 42 - 44)

II.5.137. Góc giao chéo giữa ĐDK và đường sắt không quy định, đối với đường sắt

điện khí hoá (ĐSĐK) góc giao chéo không được nhỏ hơn 40o. Trong mọi trường hợp, nếu có thể, thì nên chọn góc giao chéo gần 90o.

II.5.138. Khi ĐDK giao chéo hoặc đi gần đường sắt, khoảng cách từ chân cột ĐDK đến

biên hành lang của đường sắt không điện khí hóa hoặc tâm cột của mạng điện tiếp xúc của đường sắt điện khí hoá không được nhỏ hơn chiều cao cột cộng thêm 3m.

Trên những đoạn tuyến hẹp cho phép lấy khoảng cách không nhỏ hơn:

• 3m với ĐDK điện áp đến 22kV.

• 6m với ĐDK điện áp 35 và 110kV.

• 8m với ĐDK điện áp đến 220kV.

• 10m với ĐDK điện áp 500kV.

Tại đoạn tuyến này, không được phép đặt cột có dây néo.

Cho phép giữ lại cột của mạng tiếp xúc ĐSĐK ở dưới ĐDK nếu khoảng cách từ dây dẫn của ĐDK đến đỉnh cột của mạng tiếp xúc không nhỏ hơn:

• 7m đối với điện áp đến 110kV.

• 8m đối với điện áp đến 220kV.

• 9m đối với 500kV.

Trường hợp cá biệt, trên đoạn tuyến hẹp cho phép mắc dây dẫn của ĐDK và dây dẫn của mạng điện tiếp xúc trên cột chung. Điều kiện kỹ thuật để thực hiện việc mắc chung phải thỏa thuận với cơ quan đường sắt.

II.5.139. Khi ĐDK giao chéo hoặc đi gần đường sắt, khoảng cách từ dây dẫn đến mặt

ray hoặc biên hành lang của đường sắt không được nhỏ hơn trị số trong bảng II.5.12.

Độ võng lớn nhất của dây dẫn ở những chỗ giao chéo với đường sắt công cộng và ĐSĐK được xác định trong chế độ bình thường khi nhiệt độ không khí cao nhất cộng với ảnh hưởng của sự phát nóng dây dẫn do dòng điện. Trường hợp không có số liệu về phụ tải của ĐDK thì nhiệt độ dây dẫn lấy bằng 70oC.

năm, không có gió.

Khi ĐDK giao chéo hoặc đi gần đường sắt, dọc theo đường sắt có ĐTT hoặc ĐTH thì ngoài bảng II.5.12 còn phải theo các yêu cầu trong Điều II.5.120 đến II.5.131.

Bảng II.5.12: Khoảng cách nhỏ nhất khi ĐDK giao chéo hoặc đi gần đường sắt.

Các trường hợp giao chéo hoặc đi gần

Khoảng cách nhỏ nhất (m) theo điện áp của ĐDK (kV)

Đến 22 35-110 220 500 1. Khi giao chéo, tính từ dây dẫn đến mặt

ray trong chế độ bình thường của ĐDK 7,5 7,5 8,5 12 2. Khi đi gần, tính từ dây dẫn của ĐDK

đến khổ giới hạn xây dựng của đường sắt khi dây dẫn bị gió làm chao lệch nhiều nhất

1,5 2,5 2,5 4,5

3. Khi giao chéo với ĐSĐK và mạng tiếp xúc trong chế độ bình thường của ĐDK

Như các ĐDK giao chéo với nhau, xem bảng II.5.7

4. Như mục 3, với trường hợp đứt một dây

ở khoảng cột kề 1 1 2 3,5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

II.5.140. Khi ĐDK giao chéo với đường sắt công cộng và ĐSĐK, cột phải là kiểu néo,

cách điện phải mắc kép.

Khi ĐDK giao chéo với nhiều đường sắt thường xuyên không có tàu khách qua lại thì trong khoảng giao chéo giới hạn bằng cột néo được phép đặt thêm cột đỡ. Dây dẫn ở những cột này phải mắc bằng khóa đỡ kiểu cố định.

Trường hợp giao chéo với đường sắt chuyên dùng cho phép dùng cột đỡ, dây dẫn mắc bằng khóa đỡ kiểu cố định.

Cấm sử dụng cốt thép của cột và của móng bêtông cốt thép tại chỗ vượt làm vật nối đất.

II.5.141. Tiết diện của dây dẫn khi giao chéo với đường sắt không nhỏ hơn:

70mm2 đối với dây nhôm.

Dây dẫn hoặc dây chống sét không được có mối nối trong khoảng cột giao chéo.

II.5.142. Khi ĐDK giao chéo với đường sắt có trồng cây bảo vệ dọc hai bên đường thì

phải thực hiện các yêu cầu trong Điều II.5.98.

Một phần của tài liệu Trạm điện - Chương 5 (Trang 42 - 44)