Thiết bị tải thuê bao

Một phần của tài liệu Bài giảng "Lý thuyết viễn thông" - P2 (Trang 89 - 91)

Để mở rộng khoảng cách tối đa có thể đến các thuê bao bị hạn chế bởi điện trở đường DC và giá trị tổn hao tiếng nói, điện thế được cung cấp trên các đường dây tǎng lên và những bộ lặp đặc biệt có thể được sử dụng. Tuy nhiên. các thiết bị tải tương tự với các thiết bị đó cho sự tái tạo liên tổng đài để đáp ứng các thuê bao từ xa hoặc các thuê bao đặt trong các nhóm được ứng dụng trên mạng thuê bao này.

ở các thành phố cũng như các khu vực nông thôn và xa xôi, nhiều mạng thông tin điện đang được lắp đặt và vận hành nhằm đáp ứng các nhu cầu và yêu cầu của người sử dụng. Các khu vực nông thôn được đặc trưng hoá bởi số lượng hệ chuyển mạch ít ỏi được lắp đặt và sự hạn chế về mức độ của khu vực lắp đặt và mức độ tự động của các hệ chuyển mạch. Do đó, các phương pháp mới nhất cần được áp dụng cho việc tạo ra các cuộc gọi chất lượng cao và tin câỵ. Các thiết bị tải thuê bao đã được đề xuất như những giải pháp cho vấn đề trên. Các thiết bị tải thuê bao hiện có gồm RSSs (Hệ thống chuyển mạch từ xa), RSMs (Bộ ghép kênh thuê bao từ xa) và RSCs (Bộ tập trung thuê bao từ xa).

Các thiết bị phù hợp nhất có thể được lựa chọn cho việc lắp đặt dựa trên mức độ của các thuê bao được đǎng ký và mức độ lưu lượng cuộc gọi. Và, chúng còn được phân chia thành các hệ thống tập trung hoặc các hệ thống phân bố như trong hình 3.48 dựa vào vị trí các thuê bao. Hệ thống tập trung là hệ thống lý tưởng cho những nơi mà các thuê bao được tập trung ở một khu vực nhỏ trong khi hệ thống phân bố được sử dụng rộng rãi ở các nơi mà các thuê bao được trải rộng ở một khu vực lớn.

Trong hệ thống tải thuê bao được nêu ở trên, các thuê bao được nối với các trạm từ xa (RT) sẽ được lắp đặt ở khu vực để ghép kênh hoặc tập trung các thuê bao này trước khi truyền chúng đến tổng đài bằng hệ thống tải số hoặc tương tự. Do vậy, tuỳ theo mức độ ghép kênh mà số đường dây cần thiết cho các thuê bao sẽ ít hơn. Ví dụ, khi sử dụng hệ thống tải số T1 với 24 kênh, cần có các đường 2 dây cho việc nối với các thuê bao. Tuy nhiên, khi các đường dây được nối với tất cả các thuê bao thì cần có 24 đường 2 dây. Trong trường hợp các thiết bị tập trung, có thể đáp ứng được số thuê bao nhiều hơn số kênh của hệ truyền tải. Bằng cách đặt các kênh có thể sử dụng tới các thuê bao, số đường dây cần thiết cho dịch vụ sẽ ít hơn. Ví dụ, khi lắp đặt 96 thuê bao trên hệ truyền tải số T1 bằng cách sử dụng thiết bị tập trung thuê bao, số lượng đường dây cần thiết có thể giảm đi đáng kể (từ 96 đường xuống còn 2 đường)

Hình 3.48. Hệ thống tập trung và phân bố

Trong hình 3.49, phần kinh tế của thiết bị tải thuê bao được mô tả. Chi phí của các đường thuê bao thực tế đang dùng tǎng khi chiều dài đường dây tǎng. Khi sử dụng thiết bị tải thuê bao, tuy nhiên do chi phí lắp đặt ban đầu của thiết bị, thiết bị này không nên sử dụng cho các khoảng cách gần. Tại thời điểm này, nó không bị ảnh hưởng bởi sự tǎng độ dài của đường dây vì số lượng các đường dây cần thiết là tương đối nhỏ. Khi phương pháp số được áp dụng cho hệ thống tải, chi phí của các thiết bị tải thuê bao giảm và nhu cầu về thiết bị này tǎng lên. Vì vậy trong vòng 10 nǎm gần đây, phần kinh tế của hệ thống tải thuê bao đã giảm từ 7.5 km xuống 4.5 km. Ngoài ra, vì việc giao tiếp trực tiếp giữa hệ thống tải và các bus bên trong của hệ thống chuyển mạch số là có thể được thực hiện được, phần kinh tế này giảm xuống còn 3 Km.

Vì vậy, ngày càng có nhiều các thiết bị tải thuê bao và khả nǎng có thể phục vụ cho các thuê bao xa đã đưọc sử dụng thường xuyên để phục vụ các thuê bao trong thành phố một cách kinh tế. Điều này phụ thuộc vào hiệu suất tiết kiệm đường của các thiết bị tải thuê bao và do đó các thiết bị tập trung/ghép kênh thuê bao được gọi là các hệ thống khuyếch đại đôi dây.

Hình 3.49. Phần kinh tế của thiết bị tải thuê bao

Một phần của tài liệu Bài giảng "Lý thuyết viễn thông" - P2 (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)