Trong hệ thống sử dụng phương pháp ghép kênh hoá phân chia thời gian, liên lạc không có lỗi chỉ có thể thực hiện được nếu các bit, các khung và các kênh ghép kênh được đồng bộ hoá cùng kiểu như nhau tại nơi phát và nơi thu. Ghép kênh là một quá trình chuyển đổi một số tín hiệu số thành tín hiệu số tốc độ cao. Hiện có một số phương pháp kết hợp dựa theo sự xen kẽ các nhóm, từ và bit. Trong nhóm sơ cấp PCM, người ta sử dụng một phương pháp xen từ để đơn giản thiết lập sự mã hoá chung cho nhiều đường gọi. Ngược lại trong các nhóm cấp cao nói chung người ta sử dụng phương pháp xen bit chỉ đòi hỏi một bộ nhớ cỡ nhỏ. Ngoài ra khi ghép kênh các tín hiệu, người ta bổ sung thêm các kiểu tín hiệu điều khiển khác nhau như các xung đồng bộ khung để thiết lập các khung đồng bộ hoá; những xung đồng bộ khung này được xen vào theo kiểu phân bố sử dụng ở Bắc Mỹ và kiểu tập trung sử dụng ở châu Âu.
Sự ghép kênh sơ cấp hoặc giải kênh của thiết bị đầu ra PCM có khả nǎng ghép kênh đồng bộ 24 kênh (kiểu Bắc Mỹ) hoặc 30 kênh (kiểu Châu Âu) của các tín hiệu âm thanh. Hiện nay, các phương pháp ghép kênh tín hiệu PAM và PCM khác đang được sử dụng với PCM-24B, D4 của Mỹ và DE-4 của Canađa ghép kênh các tín hiệu PAM, các tín hiệu tương tự và sau đó chuyển đổi chúng thành các tín hiệu PCM tại CODEC chung, CODEC đơn tuyến biến từng kênh thành tín hiệu PCM để ghép kênh số. CODEC đơn tuyến đã trở thành thương mại hoá do sự phát triển thành công của công nghệ xử lý tín hiệu số và bán dẫn như LSI. Nó đang được nâng cấp để có cả chức nǎng kiểm soát các đặc tính và kết quả của việc truyền tin qua việc sử dụng bộ lọc lai ghép - 2w/4w và chương trình cùng với chức nǎng CODEC của nó. Hiện nay nó được sử dụng rộng rãi hơn trong các hệ thống chuyển mạch số hơn là các hệ thống truyền dẫn.
Hình 3.27. Các phương pháp ghép kênh của thiết bị đầu cuối PCM
Mỗi khung của kiểu Bắc Mỹ là 125 MS; một bit ‘S’, nghĩa là một bit đồng bộ khung được bổ sung vào 192 bit (24 kênh x 8 bit) âm thanh được ghép kênh để cấu hình nó với 193 bit. Một đa khung ghép kênh được hình thành gồm 12 khung thuộc kiểu này. Các đa khung ghép kênh được hình thành để phát một cách hiệu quả các tín hiệu có các tốc độ khác nhau như tín hiệu tiếng nói 24 x 64 Kbps, báo hiệu 24 x 1,33 Kbps, và ‘S’ bit 8 Kbps. Trong kiểu châu Âu, vì cần phải có 256 bit cho một khung nên phải sử dụng 16 khung để tạo 1 đa khung. Khe thời gian đầu tiên của các khung được sử dụng để đồng bộ khung và khe thời gian thứ 17 (kênh số 16) được sử dụng để đồng bộ đa khung và báo hiệu. Vì vậy, chỉ có 30 khe thời gian được sử dụng cho tiếng nói.
Hình 3.28. Cấu hình khung của nhóm sơ cấp theo kiểu Bắc Mỹ
Hình 3.29. Cấu hình khung của nhóm sơ cấp theo kiểu E1
Loại Kiểu Bắc Mỹ Kiểu Châu Âu
Tốc độ truyền 1,544 Mb/s ? 50 ppm 2,048 Mb/s ? 50 ppm Đặc tính
Số khung ghép kênh (chu kỳ) 12 (1,5ms) 16 (2,0ms)
Đồng bộ khung Kiểu phân phối Kiểu tập trung
Số khe thời gian trên 1 khung 24/24 32/30
Tần số mẫu (chu kỳ) 8 KHz (125 m s) 8 KHz (125 m s)
Số bit được mã hoá 75/6 8
Đặc tính đường gọi
Quy luật nén giãn Luật U (=255) 15 đoạn Luật A=87,6 13 đoạn
Số bit để báo hiệu 1,333 Kb/s 2 Kb/s
Báo hiệu kênh kết hợp Phương pháp trong khe (bit số 8 của khung thứ 6 hoặc khung thứ 12)
Phương pháp ngoài khe (kênh thứ 16)
Đặc tính tín hiệu
Báo hiệu kênh chung Cần sử dụng kênh riêng biệt 4 Kb/s không hợp lý
Sử dụng kênh 16 (64 Kbps)
Mã đường AMI hoặc B8ZS HDB3
Đặc tính truyền
dẫn Giá trị suy hao do cáp cho phép
7-35 dB 8-42dB
Bảng 3.6 So sánh phương pháp PCM kiểu Bắc Mỹ và Châu Âu