- Đối với miệng thổi dẹt
6.2.1.2 Cấu trúc của dòng không khí gần miệng hút.
Khác với luồng không khí trước các miệng thổi, luồng không khí trước các miệng hút có 2 đặc điểm khác cơ bản:
- Luồng không khí trước miệng thổi có góc khuyếch tán nhỏ, luồng không khí trước miệng thổi chiếm toàn bộ không gian phía trước nó .
- Lưu lượng không khí trong luồng trước miệng thổi tăng dần do hiện tượng khuyếch tán , lưu lượng của luồng trước miệng hút coi như không đổi.
Do 2 đặc điểm trên nên khi đi ra xa, cách miệng hút một khoảng x nào đó thì tốc độ giảm rất nhanh so với trước miệng thổi. Nên có thể nói luồng không khí trước miệng hút triệt tiêu rất nhanh.
Tốc độ trên trục của luồng không khí trước miệng hút xác định theo công thức sau : Vx = kH.vo.(do/x)2 (6-27) Vo - Tốc độ không khí tại đầu vào miệng hút, m/s
Do - Đường kính của miệng hút
X - Khoảng cách từ miệng hút tới điểm xác định KH - Hệ số phụ thuộc dạn miệng hút
Bảng 6-52: Xác định hệ số kH
Tiết diện ngang Sơ đồ Dạng
Tròn, vuông Dẹt
- Lắp nhô lên cao Góc khuyếch tán α > 180o, mép có cạnh
0,06 0,12 - Lắp sát tường, trần α=180o, Có mặt bích 0,12 0,24
- Lắp ở góc α=90o, bố trí ở góc 0,24 0,48
Từ giá trị kH ta có nhận xét là tốc độ không khí tại tâm luồng trước miệng thổi giảm rất nhanh khi tăng khoảng cách x. Ví dụ dối với miệng thổi tròn, khí bố trí nhô lên khỏi tường (góc khuyếch tán α > 180o ) khi x=do thì vx = 0,06.vo tốc độ không khí tại tâm luồng chỉ còn 6% tốc độ đầu vào miệng hút.
Với các kết quả trên ta có thể rút ra kết luận sau :
- Miệng hút chỉ gây xáo động không khí tại một vùng rất nhỏ trước nó và do đó hầu như không ảnh hưởng tới sự luân chuyển không khí ở trong phòng. Vị trí miệng hút không ảnh hưởng tới việc luân chuyển không khí.
- Việc bố trí các miệng hút chỉ có ý nghĩa về mặt thẩm mỹ . Để tạo điều kiện hút được đều gió trong phòng và việc thải kiệt các chất độc hại cần tạo ra sự xáo trộn trong phòng nhờ quạt hoặc luồng gió cấp.