Một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty da giầy Hà Nội.

Một phần của tài liệu Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty Da Giầy Hà Nội.doc (Trang 67 - 70)

- Thủ quỹ: Có nhiệm vụ giữ quỹ tiền mặt, thu chi tiền mặt Dưới các xí nghiệp có các nhân viên kế toán của xí nghiệp

2.Một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty da giầy Hà Nội.

xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty da giầy Hà Nội.

Chúng ta đều biết rằng mục tiêu cuối cùng của các doanh nghiệp là hướng tới việc tối đa hoá lợi nhuận, không ngừng nâng cao lợi ích kinh tế, xã hội, phát triển bền vững. Để đạt được mục đích này, các doanh nghiệp phải sử dụng đồng thời nhiều biện pháp từ khâu tổ chức quản lý đến khâu thực hiện kỹ thuật sản xuất. Một trong những biện pháp để tồn tại và đứng vững trong sự cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường là doanh nghiệp phải ra sức giảm thiểu chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm. Do vậy, việc tăng cường quản lý và hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một vấn đề quan trọng đối với toàn bộ công nhân viên của công ty.

Qua quá trình tìm hiểu thực tế tại công ty, em thấy công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được các nhân viên phòng kế

riêng tiền lương của quản lý phân xưởng đưa vào khoản chi phí phân bổ theo tiêu thức tiền lương công nhân trực tiếp được chính xác hơn.

- Thứ ba: Về việc xử lý thiệt hại sản phẩm hỏng

Sản phẩm hỏng không thoả mãn các tiêu chuẩn chất lượng và đặc điểm kỹ thuật của sản phẩm về màu sắc, kích cỡ, trọng lượng. Vì thiệt hại sản phẩm hỏng trong sản phẩm là một khoản không nên có, làm tăng chi phí sản xuất nên nhiệm vụ của công ty là không ngừng phấn đấu khắc phục và hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại đó làm cho giá thành được hạ thấp và nâng cao được tỷ trọng sản phẩm sản xuất.

Tại công ty do đặc điểm sản xuất là theo đơn đặt hàng và thị trường tiêu thụ của công ty chủ yếu là thị trường nước ngoài nên sản phẩm hỏng không nhiều, chỉ chiếm khoảng 1% trong tổng giá trị sản phẩm.

Trong quá trình sản xuất sản phẩm có chịu ảnh hưởng tiêu cực của nhân tố chủ quan như: người công nhân chưa thực sự quan tâm nhiều đến sản phẩm của mình sản xuất hoặc nhân tố khách quan đã làm cho khối lượng sản phẩm hỏng phát sinh. Đối với một doanh nghiệp sản xuất nói chung thì vấn đề này không thể tránh khỏi.

Hiện tại mọi chi phí phát sinh do sản phẩm hỏng kế toán không tiến hành theo dõi riêng mà để toàn bộ chi phí sản xuất của sản phẩm hỏng đều tính vào giá thành thực tế của sản phẩm, của đơn hàng có sản phẩm gánh chịu có nghĩa là tất cả chi phí sản xuất sản phẩm hỏng đều tính vào giá thành thực tế của đơn hàng có sản phẩm đó (chưa kể chi phí vượt định mức). Điều này chưa hợp lý vì chưa gắn trách nhiệm của người công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm hỏng chưa được xác định do vậy mà chưa xác định được trách nhiệm của người làm thiệt hại. Theo em để đánh giá chính xác mà đồng bộ là làm giảm sản lượng sản phẩm hỏng gắn trách nhiệm của người sản xuất với kết quả sản xuất của mình. Công ty cần hạch toán khoản chi phí sản xuất sản phẩm hỏng từ đó xác định được trách nhiệm bồi thường thuộc về ai, làm cho giá thành sản xuất thể hiện đúng báo cáo của nó, công ty hiện đang áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm, việc xác định được việc sản phẩm hỏng từ đó quy trách nhiệm cho người

sản xuất sẽ góp phần khắc phục được tình trạng đua theo số lượng mà không quan tâm đến chất lượng sản phẩm được sản xuất. Khoản thiệt hại sản phẩm hỏng sau khi trừ phế liệu thu hồi có thể khấu trừ vào tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất hay tính vao chi phí bất thường. Chi phí quản lý doanh nghiệp tuỳ theo quyết định xử lý.

Thứ tư: Đề nghị xem lại chi phí sản xuất cố định hoạt động dưới công suất.

Nếu máy móc không hoạt động hết công suất ghi nợ TK 632 Thứ năm: Đề nghị về phương pháp làm giảm giá thành

Hiện nay xét về cơ cấu khoản mục giá thành thì khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị. Do đó nếu tập trung việc giảm giá thành vào tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sẽ đạt kinh doanh tốt nhất. Theo em công ty nên có biện pháp để làm giảm tối đa chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chẳng hạn như đơn vị các loại nguyên vật liệu phải đi xa mua thì công ty nên cân nhắc tìm vật liệu thay thế khác mà không phai đi xa để mua, từ đó sẽ tiết kiệm chi phí vận chuyển làm giảm giá nguyên vật liệu mua ngoài, trong quá trình sản xuất phải thật coi trọng công tác quản lý sử dụng nguyên vật liệu để giảm tối đa các lãng phí thất thoát nguyên vật liệu. Đối với chi phí sản xuất chung thì công ty cần thực hiện tiết kiệm. Ta đã biết trong sản xuất chung của công ty gồm cả chi phí cố định và chi phí biến đổi do đó muốn giảm bớt chi phí sản xuất chung trong tổng giá thành thì cần tăng khối lượng sản phẩm sản xuất trong cùng một đơn vị thời gian để chi phí cố định sẽ được san bớt sang các sản phẩm khác từ đó sẽ làm giảm giá thành đơn vị từng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

KẾT LUẬN

Cuối cùng ta có thể khẳng định rằng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có tầm đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý kinh tế. Việc tìm ra một phương pháp quản lý chi phí sản xuất tốt nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh doanh luôn là mục tiêu hướng tới của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.

Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty Da Giầy Hà Nội

MỤC LỤCLỜI NÓI ĐẦU LỜI NÓI ĐẦU

Chương I: Những vấn đề chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Một phần của tài liệu Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty Da Giầy Hà Nội.doc (Trang 67 - 70)