Hạch toán chi phí sản xuất chung

Một phần của tài liệu Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty Da Giầy Hà Nội.doc (Trang 50 - 57)

- Thủ quỹ: Có nhiệm vụ giữ quỹ tiền mặt, thu chi tiền mặt Dưới các xí nghiệp có các nhân viên kế toán của xí nghiệp

2. Thực tế công tác kế toán chi phí sản xuất tại công ty da giầy Hà Nội 1 Nội dung chi phí và đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở công ty

2.5.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung

- Tập hợp chi phí sản xuất chung của các xí nghiệp

Ở công ty da giầy Hà Nội chi phí sản xuất chung bao gồm những nội dung sau:

+ Chi phí nhân công gián tiếp: Gồm các khoản lương và các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng cơ điện. Công ty theo dõi mục này trên TK 627 (1) – Chi phí sản xuất chung.

+ Chi phí vật liệu, dụng cụ cho sản xuất chung bao gồm các vật liệu như kìm, kéo là những vật liệu rẻ mau hỏng, được công ty giao khoán cho từng xí nghiệp theo định mức tiêu hao tháng và sản lượng sản xuất công ty theo dõi khoản mục này trên TK 627.3 – chi phí dụng cụ sản xuất.

+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm các khoản chi phí dịch vụ cho quá trình sản xuất của xí nghiệp tiền điện, tiền nước.

Sau đâylà từng trường hợp tập hợp chi phí sản xuất chung

+ Tập hợp chi phí nhân công gián tiếp: Căn cứ vào bảng chấm công của phân xưởng cơ điện được phòng tổ chức bộ phậ tiền lương duyệt chuyển sang kế toán tiền lương phải trả cho phân xưởng cơ điện, phân xưởng này hưởng lương sản phẩm bình quân của toàn bộ 3 xí nghiệp. Hàng tháng được bình bầu A, B, C lương theo sản phẩm. Hiện nay phân xưởng cơ điện có 20 người phục vụ cho các xí nghiệp với tổng tiền lương trong tháng 3 năm 2004 là 24.451.353 đồng. Các khoản trích theo lương đưa vào chi phí gồm:

KPCĐ: 489.027 BHXH: 3.213.679 BHYT: 428.490 Lương: 24.451.353

Tổng chi phí nhân công trực tiếp: 28.582.549

- Tập hợp chi phí khấu hao TSCĐ (trích bảng phân bổ kế hoạch biểu số 10) Việc trích KHTSCĐ của công ty được thực hiện theo quy định của BTC, cục quản lý doanh nghiệp hiện nay công ty đã đăng ký trích khấu hao: Tổng mức khấu hao là: 5.629.000.000 cho cả bộ phận quản lý và bộ phận sản xuất chung cụ thể như sau:

+ Cho bộ phận quản lý doanh nghiệp theo dõi trên TK 627.4 – chi phí khấu hao TSCĐ là: 300.684.000.

+ Cho bộ phận sản xuất chung được theo dõi trên TK 627.4 là 5.328.326.000 còn việc phân bổ cho các bộ phận sản xuất chung diễn ra khá phức tạp, vì vậy việc sản xuất giầy gia của công ty da giầy Hà Nội có tính chất thời vụ, mùa giầy sản xuất từ tháng 9 năm nay đến tháng 4 năm sau do nhu cầu đặt hàng của khách để đáp ứng với vụ mùa, nhưng từ tháng 5 cho đến tháng 8 hàng năm vẫn có đơn đặt hàng nhưng ít hơn, thưa hơn. Do vậy mức KHTSCĐ mỗi tháng trong năm cho bộ phận sản xuất là không giống nhau. Mỗi tháng tuỳ hteo mức độ hoạt động của sản xuất, tháng nào sản xuất nhiều sẽ có mức khấu hao nhiều và ngược lại, tháng nào có sản xuất ít thì khấu hao ít. Có nghĩa là mỗi tháng có mức khấu hao khác nhau phù hợp với tình hình sản xuất của công ty tại thời điểm đó miễn sao cả năm tiền trích khấu hao sẽ là 5.629.000.000 đồng.

Trong đó mức KHTSCĐ cho bộ phận quản lý doanh nghiệp áp dụng khấu hao tuyến tính, khấu hao đều.

Mức trích khấu hao cho TSCĐ mỗi tháng cho BPQLDN = Mức khấu hao một năm = 300.6 84.000 12 tháng 12 = 25.057.000đ/tháng

Như ta đã biết mức khấu hao phân bổ hàng tháng tuỳ thuộc vào mức độ sản xuất của tháng đó. Công ty cho rằng mức độ hoạt động sản xuất được thể hiện tương đối chính xác qua chỉ tiêu doanh thu trong tháng theo kế hoạch đã được tổng công ty duyệt cho công ty da giầy Hà Nội thì chỉ tiêu doanh thu năm 2004 là 115.00d.000.000đ. Vậy hệ số phân bổ là:

5.328.316.000 = 0,463115.000.000.000 115.000.000.000

Mà doanh số của tháng 3/2004 là: 10.054.820.000đ

Như vậy, mức trích khấu hao TSCĐ cho sản xuất chung trong tháng 3/2004 là 10.054.820.000 x 0,463 = 465.538.960đ.

Theo thực tế của công ty thì doanh thu thực tế và doanh thu ước tính trong năm thường khác nhau có thể doanh thu thực tế lớn hơn doanh thu kế hoạch

hoặc ngược lại nếu khấu hao phân bổ theo tiêu thức thực tế thì sẽ xảy ra tình trạng là tổng khấu hao trong 12 tháng có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn mức khấu hao đăng ký là 5.328.316.000đ. Do đó tránh tình trạng này căn cứ vào tháng 12 công ty sẽ cân đối mức đã trích khấu hao của 11 tháng và từ đó số phải khấu hao để đưa ra số phải khấu hao của tháng 12.

Ta có bảng phân chia, phân bổ khấu hao trong năm 2004 như sau:

Thán g 1 Thán g 2 Thán g 3 … . Thá ng 12 Tổng 491.7 80.000 421.5 04.000 456.5 38.160 … 5.629.0 00.000

Biểu số 10: Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ tháng 3/2004

Bộ phận sử dụng Tổng cộng TK 627 – chi phí SXC TK 642 – Chi phí QLDN 465.538.160 25.057.000 490.595.18 0 - Tập hợp nguyên vật liệu cho sản xuất chung

Những nguyên vật liệu tập hợp trong khoản mục này là những vật liệu mà việc xuất dùng của nó không thể tính được cho một đơn đặt hàng nào cụ thể. Những vật liệu được tập hợp ở đây là: than đốt lò hơi phục vụ cho hấp giầy.

Từ bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ ta có CPVL, công cụ dụng cụ cho chi phí sản xuất chung trong tháng 3 là: 149.992.492đ trong đó

- Chi phí vật liệu là: 70.189.800đ

- Chi phí công cụ dụng cụ là: 79.802.692đ

Tập hợp chi phí dịch vụ mua ngoài (bảng phân bổ NVL, CCDC) chi phí dịch vụ mua ngoài bao gồm tiền điện, tiền nước, để tập hợp chi phí này kế toán căn cứ vào số liệu ở các NKCT có liên quan như NKCT số 1 (theo dõi việc chi trả tiền mặt) NKCT số 2 (theo dõi việc chi trả TGNH), NKCT số 5 (theo dõi thanh toán với người bán), NKCT số 10 (theo dõi tạm ứng).

Từ NKCT số 1 kế toán chi phí biết được chi tiền mặt phục vụ cho sản xuất chung trong tháng 3/2004 là: 26.915.803đ.

Từ NKCT số 2: kế toán chi phí biết được khoản tiền chứng từ TGNH về trả tiền phục vụ tháng 3/2004 là 129.869.117đ.

Từ NKCT số 10: kế toán chi phí biết được chi tạm ứng cho sản xuất chung tháng 3/2004 là 550.840đ

Vậy chi phí dịch vụ mua ngoài cho sản xuất chung trong tháng 3/2004 của các xí nghiệp là:

26.915.803 + 129.869.117 + 550.840 = 157.335.760đ

- Tập hợp chi phí công cụ dụng cụ (bảng phân bổ NVL, CCDC).

CCDC đóng vai trò quan trọng trong công việc sản xuất giầy mà cụ thể ở đây là phom giầy, dao chặt và khuôn. Chính vì vậy việc hạch toán CCDC có tầm quan trọng trong việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Công ty sử dụng 3 loại CCDC chính: Phom, dao chặt và khuôn cụ thể như sau:

+ Phom nhôm: được xuất dùng tháng 2/2004 với tổng giá trị là: 189.780.000đ loại công cụ dụng cụ này được phân bổ làm 3 kỳ: tháng 2/2004 đã phân bổ được 1/3 nghĩa là đã đưa được 63.260.000đ vào chi phí sản xuất còn tháng 3 và tháng 4/2004 mỗi tháng sẽ đưa vào chi phí sản xuất chung là 63.260.000đ. Ta có thể hạch toán phần phom nhôm như sau:

Tháng 2/2004 hạch toán Nợ TK (142.1): 189.780.000 Có TK 153: 189.780.000 Nợ TK 627 (627.3): 63.260.000 Có TK 142 (142.1): 63.260.000 Tháng 3/2004 hạch toán Nợ TK 627 (627.3): 63.260.000 Nợ TK 142 (142.1): 63.260.000

+ Dao chặt: Trong tháng 2 loại công cụ này có sản xuất chung, loại công cụ này phân bổ đều cho 2 kỳ kinh doanh là T2 và T3. Tổng giá trị xuất dùng trong tháng 2 là 66.904.000đ đã đưa 1/2 vào chi phí sản xuất chung trong tháng

2 là 33.453.000đ. Trong tháng 3 lại có loại dao chặt khác xuất dùng tiếp giá trị xuất dùng là 121.578.000đ tổng giá trị xuất dùng này được phân bổ vào hai kỳ sản xuất là tháng ba và tháng tư. Trong đó tháng 3 chịu một khoản phân bổ là: 33.452.000 + 121.578.000/2 = 94.241.000 và số dư cuối tháng 3 là 60.789.000đ.

+ Khuôn: được mua từ nước ngoài nên có giá trị lớn vì vậy chuyển dịch phần chi phí khuôn vào giá thành sản phẩm phải theo dõi một cách cụ thể và chặt chẽ. Thường thì khuôn được phân bổ trong 5 tháng. Tháng 1/2004 xuất khuôn dùng cho sản xuất là 166.415.000đ, như vậy tháng 1 và tháng 2 đã đưa vào CPSX chung là 64.566.000. Tháng 3 đưa tiếp vào chi phí sản xuất chung là 32.283.000 số dư cuối tháng 3 là 64.566.000

Vậy chi phí công cụ dụng cụ tính vào chi phí sản xuất chung tháng 3 là tổng của giá trị phom nhôm + dao chặt + khuôn đế = 63.260.000 + 94.241.000 + 32.283.000 = 189.784.000đ

Những số liệu này được thể hiện trên bảng kê số 6 tập hợp chi phí trả trước công cụ dụng cụ biểu số 11.

Biểu số 11: Tập hợp chi phí trả trước

Công ty da giầy Hà Nội tháng 3/2004.

Diễn giải Số dư nợ đầu tháng Ghi nợ TK142 Ghi có TK 153 Ghi nợ TK 627 (627.3) Ghi có TK 142 Số dư cuối tháng Phom nhôm 126. 520.000 63.260.000 63.260.0 00 Dao chặt 33.4 52.000 121.578.0 00 94.241.000 60.789.0 00 Khuô n đế 96.8 49.000 32.283.000 64.566.0 00 Cộng 25.6 82.100 121.578.0 00 189.784.000 188.615. 000

Để tập hợp chi phí sản xuất chung phải thông qua bảng tập hợp chi phí sản xuất chung để biết được tháng 3 này chi phí sản xuất chung là bao nhiêu phân bổ cho từng đơn đặt hàng sao cho hợp lý (biểu số 12)

Biểu số 12: Tập hợp chi phí sản xuất chung Khoản mục chi phí sản xuất

chung

Số tiền

Chi phí nhân công trực tiếp 28.581.549

- Tiền lương 24.450.353

- KPCĐ, BHXH, BHYT 4.131.196

Chi phí KHTSCĐ 490.595.160

Chi phí nguyên vật liệu 149.992.492

- Vật liệu 70.189.800

- Công cụ dụng cụ 79.802.692

Chi phí dịch vụ mua ngoài 157.335.760

- Chi phí khác bằng tiền mặt 26.915.803 - Chi phí khác bằng TGNH 129.869.117 - Chi phí bằng tiền tạm ứng 550.840 Chi phí công cụ dụng cụ 189.784.000 Tổng cộng 1.016.289.961 Ta có bút toán sau:

- Chi phí lương nhân viên phân xưởng cơ điện Nợ TK 627: 28.581.549

Có TK 334: 24.450.353 Có TK 338: 4.131.196 - Chi phí nguyên vật liệu

Nợ TK 627: 149.991.492 Có TK 152: 70.189.800 Có TK 153: 79.802.692 - Chi phí hấu hao TSCĐ

Nợ TK 627: 490.595.160

- Chi phí dịch vụ mua ngoài Nợ TK 627: 157.335.760

Có TK 111: 26.915.803

Có TK 112 (1121): 129.869.117 Có TK 141: 550.840

- Chi phí trả trước công cụ dụng cụ xuất dùng: Nợ TK 627: 189.784.000 Có TK 334: 24.450.196 Có TK 338: 4.131.196 Có TK 152: 70.189.800 Có TK 153: 79.802.692 Có TK 214: 490.595.160 Có TK 111: 26.915.803 Có TK 141: 550.840 Có TK 142: 189.874.000

Nhật ký chứng từ số 7 chính là căn cứ để kế toán tổng hợp lập sổ cái TK 627 (biểu số 13)

Một phần của tài liệu Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty Da Giầy Hà Nội.doc (Trang 50 - 57)

w