Cấu hình hệ thống

Một phần của tài liệu nghiên cứu, mô phỏng hệ thống truyền vô tuyến qua sợi quang rof (Trang 34 - 35)

Hình 3.1 Mô tả cấu hình hệ thống sẽ được khảo sát trong chương này.

Hình 3.1 Tuyến RoF khảo sát sử dụng 2 bộ điều chế dual-Mach-Zehnder.

3.2.2 Các thành phần của hệ thống

B0: Bộ lọc quang độ rộng B0. DMOD: Bộ giải điều chế.

35 DFB LD: Laser DFB.

EDFA: Bộ khuếch đại quang sợi. MOD: Bộ điều chế.

MZM: Bộ điều chế Mach-Zehnder. PD: Photodiode tách sóng

PSK: Phương pháp điều chế số PSK khóa dịch pha.

3.2.3 Hoạt động của hệ thống

Trên tuyến downlink: DFB laser dùng để cung cấp nguồn ngoài cho 2 bộ điều chế dual-Mach-Zehnder (gồm 4 bộ điều chế Mach Zehnder) bởi 1 coupler 3dB. Bộ điều chế MZ ở trên dùng để để điều chế tần số LO dành cho kỹ thuật remote LO, bộ điều chế dưới điều chế tín hiệu số dạng BPSK. Ngõ ra 2 bộ điều chế này được tổng hợp bởi một coupler 3dB và được khuếch đại lên bởi một bộ EDFA. Bộ lọc băng thông quang B0 dùng để lọc các thành phần tần số không mong muốn đồng thời giảm hiện tượng xuyên kênh khi sử dụng phương pháp WDM. Trên sợi quang, tín hiệu sẽ bị các tác động của sợi quang trước khi đến BS.

Tại BS, trước tiên tín hiệu quang được tách sóng bởi một photo-diode. Tại ngõ ra của photo-diode này là tín hiệu dạng điện trong đó có 2 thành phần quan trọng được tách ra bởi những bộ lọc thông dải. Một thành phần là dữ liệu được đưa tới bộ khuếch đại cao tần trước khi bức xạ ra anten tới MH. Một thành phần là tần số LO dùng trong tuyến uplink.

Tuyến uplink, tín hiệu thu được ở anten dạng điện sẽ được hạ tần bởi tần số LO được tách ra ở photodiode. Sau khi hạ tần, tín hiệu sẽ được truyền về CS bằng FB laser hay thậm chí LED. Tại CS, trước hết tín hiệu được khuếch đại bởi EDFA sau đó tách sóng bởi photo-diode. Mạch lọc thông sau photo-diode để tách ra thành phần cần thiết trước khi đưa tới bộ giải điều chế.

Một phần của tài liệu nghiên cứu, mô phỏng hệ thống truyền vô tuyến qua sợi quang rof (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)