Trong chương này, chúng ta đã tìm hiểu và nghiên cứu các kỹ thuật truyền dẫn sóng mm trên sợi quang, mỗi kỹ thuật đều có ưu và nhược điểm riêng mà chúng ta đã biết. Như vậy kỹ thuật RoF bao gồm một tuyến quang RoF thông thường, các kỹ thuật phát và truyền sóng mm trên sợi quang đó và kết hợp hệ thống với WDM. Chính khả năng cung cấp dịch vụ băng rộng trên cơ sở hạ tần đơn giản với nhiều ưu điểm như giá thành hạ, triển khai dễ dàng, bảo dưỡng nhanh chóng nên mạng RoF hứa hẹn cho một mạng không dây trong tương lai.
33
Chương 3 - MÔ PHỎNG HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT HỆ THỐNG ROF
3.1 Giới thiệu chương
Ở chương này ta sẽ khảo sát một tuyến RoF cụ thể để xem nó hoạt động như thế nào cũng như đánh giá các thông số của tuyến đó như cự ly, dung lượng, tỷ lệ bit lỗi,…
Như ta đã biết, hiệu năng của một tuyến RoF sử dụng tần số mm, một phần bị giới hạn bởi mức nhiễu pha khi khôi phục sóng mang ở băng tần mm. Phần nhiễu pha này được tạo nên do 2 tần số quang trong kỹ thuật heterodyne không tương quan thực sự với nhau. Để đạt được sự tương quan, nhiều kỹ thuật vòng khóa pha được nêu ra, tuy chúng đều có những đặt tính tốt nhưng hầu hết chúng đều phức tạp, hay phải sử dụng những laser đặc biệt. Điều này không có lợi cho các BS đơn giản để giảm giá thành. Một kỹ thuật đơn giản nhưng có hiệu quả cao được đưa ra trong chương này đó là kỹ thuật OSSBC (optical single-side-band modulation: điều chế quang đơn biên) áp dụng vào tuyến downlink. Với kỹ thuật này, khoảng cách tần số giữa tín hiệu và sóng mang phải ở một mức nhất định để giảm thiểu hiện tượng nhiễu pha trong sợi quang có độ tán sắc thấp. Ở tuyến downlink trong chương này, ta sẽ phân tích kỹ thuật OSSBC dựa trên các kỹ thuật đã được mô tả ở chương 1.
Đối với tuyến uplink, cũng đã có nhiều phương pháp được đưa ra để cải tiến nó được chia làm 3 loại: RF over Fiber, BB over Fiber và IF over Fiber. Đối với phương pháp thứ nhất, tuy đạt được sự đơn giản trong cấu hình và đặc biệt là tái sử dụng sóng mang của tuyến uplink nhưng nó yêu cầu các linh kiện phức tạp hoạt động ở băng tần mm và đặc biệt là vấn đề tán sắc cho cự ly dài. Ở phương pháp thứ hai thì chúng ta phải giải điều chế sóng RF nhận được ở BS rồi mới truyền về CS ở băng tần gốc. Nhìn chung 2 phương pháp trên đều là gia tăng độ phức tạp của các BS. Phương pháp IF over Fiber, sóng mm nhận được phải được hạ tần xuống IF rồi mới truyền tiếp về CS trên sợi quang. Do đó, ở BS cần phải có một bộ dao động ở tần số mm, điều này sẽ làm tăng giá thành của BS lên vì bộ giao động. Có một
34
phương pháp để làm giảm bộ dao động này đó là “remote LO”, sóng LO được tạo ra ở đầu phát và đưa tới BS.
Ở chương này ta sẽ tìm hiểu một phương pháp truyền dẫn cụ thể của kỹ thuật RoF cho cả tuyến uplink và downlink.